Loài cá đi bộ ở độ sâu hơn 3.000 mét dưới đáy biển

Đôi vây ngắn và khỏe trở thành bộ phận đắc lực hỗ trợ cá cóc di chuyển dưới vùng biển sâu ở vịnh Mexico.


Cóc biển đi bộ dưới đáy biển sâu. (Ảnh: BBC).

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room. Sinh vật màu cam khác thường có tên gọi cóc biển, sống ở vùng nước sâu thuộc vịnh Mexico. Thông qua quá trình tiến hóa, chúng có khả năng đi bộ như động vật trên cạn.

Nhóm quay phim chứng kiến cá cóc lê bước dọc theo đáy biển bùn lầy bằng vây ngực phát triển giống cặp chân lùn mập trước khi bơi đi. Cóc biển thường phát triển tới chiều dài 30cm, phân bố ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở độ sâu lên đến 3.148 mét.

"Cóc biển là loài ăn thịt chuyên rình mồi với chiếc miệng khổng lồ và sự kiên nhẫn vô tận. Loài cá này đã sinh sống dưới biển sâu lâu tới mức những chiếc vây của nó biến đổi thành bộ phận hữu ích hơn là chân. Cấu tạo này giúp cóc biển di chuyển dễ dàng ở đáy biển", ngài David Attenborough, người dẫn chương trình, cho biết.

Cập nhật: 03/11/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video