Loài cá nhiệt đới di cư về vùng cực vì biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày càng diễn biến theo chiều hướng tiêu cực nhiều khả năng sẽ đẩy loài cá nhiệt đới phải di chuyển tới các vùng cực (vùng nước lạnh) để sinh sống, tránh sự gia tăng nhiệt độ ở các vùng nước nhiệt đới.

Theo ScienceAlert, các nhà nghiên cứu mới đây đã tiến hành điều tra một số loài cá sống ở vùng nhiệt đới và phát hiện bất ngờ cho thấy, chúng đang có dấu hiệu rời bỏ vùng nước ấm quen thuộc để di chuyển lên các vùng nước lạnh ở vùng cực. Nguyên nhân được các nhà khoa học chỉ ra là biến đổi khí hậu.

Mỗi năm, một lượng khổng lồ ấu trùng cá nhiệt đới vô tình di chuyển ra khỏi rặng san hô Great Barrier Reef ở Úc xuống vùng biển phía Nam và chết do không thích nghi kịp với nhiệt độ nước biển lạnh bất ngờ. Tuy nhiên dưới tác động của biến đổi khí hậu, nhiều đại dương đặc biệt tại các vùng cực đang dần ấm lên lên nhanh chóng và mở cửa đón những ấu trùng cá nhiệt đới di chuyển vào và sinh sôi dễ dàng.


Cá vùng nhiệt đới có dấu hiệu rời bỏ vùng nước ấm quen thuộc để di chuyển lên các vùng nước lạnh ở vùng cực.

Theo nhà nghiên cứu Rebecca Fox đến từ Đại học Công nghệ Sydney, Úc cho biết: "Các nhà khoa học đang ra sức tìm hiểu xem loài sinh vật nào sẽ chiến thắng và loài nào sẽ bị đào thải khi khí hậu đang dần ấm lên, mục đích chính nhằm tính toán sự ảnh hưởng của tình trạng ấm lên đối với tính đa dạng sinh học và chức năng của hệ sinh thái".

Tuy nhiên, giới nghiên cứu cũng lo ngại rằng, nếu loài cá nhiệt đới di chuyển tới các vùng biển lạnh ở hai cực, sự sống tại vùng cực sẽ bị đảo lộn nghiêm trọng. Fox và nhóm nghiên cứu nghi ngại rằng, sự di cư của cá nhiệt đới sẽ vô tình giống một cuộc "xâm lấn" lãnh thổ và đẩy những sinh vật sống tại vùng nước lạnh ra khỏi chính nơi đang sinh sống.


Nếu loài cá nhiệt đới di chuyển tới các vùng biển lạnh ở hai cực, sự sống tại vùng cực sẽ bị đảo lộn.

Đi tìm hiểu sâu hơn, các nhà nghiên cứu đã tiến hành xem xét hình dạng cơ thể của một số loài cá nhằm dự đoán khả năng "xâm lấn" thành công của chúng tại vùng nước lạnh.

Shannen Smith, một thành viên trong nhóm nghiên cứu chia sẻ: "Khi nhiệt độ nước tối thiểu tăng lên trên ngưỡng, tại đó một số loài cá có thể sống sót qua mùa đông, lâu dần chúng sẽ tạo nên một quần thể sinh sản nhanh chóng. Sau đó, chúng sẽ cạnh tranh và chia sẻ nguồn sống với các loài sinh vật ôn đới và hàn đới. Hình dáng cơ thể có thể nói cho chúng ta rất nhiều về cách loài cá sinh sống và kiểm soát cộng đồng".

Một trong những loài cá được khẳng định đủ khả năng để di chuyển và xâm lấn vùng nước phía Nam đó là loài Moorish Idol. Đây là loài cá nhiệt đới không hề có khả năng tương thích với nhiệt độ quả thấp. Tuy nhiên hình dáng cơ thể của Moorish Idol cũng hé lộ rằng, chúng sẽ không làm ảnh hưởng tới quần thể sinh vật sống tại vùng nước lạnh.


Một trong những loài cá được khẳng định đủ khả năng để di chuyển và xâm lấn đó là loài Moorish Idol.

Nói là vậy nhưng nguy cơ gây xáo trộn quần thế sinh vật tại vùng nước lạnh vẫn luôn hiện hữu và không thể xem thường. Thật khó có thể tưởng tượng rằng, sự xáo trộn đó có thể gây nên những cuộc tranh giành nguồn sống, nguy cơ tuyệt chủng rất dễ xảy ra và ảnh hưởng gián tiếp tới nguồn sống của con người.

Nhóm nghiên cứu của Fox hy vọng, nghiên cứu này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về những điều có thể xảy đến trong tương lai dưới tác động của mô hình biến đổi khí hậu hiện nay. Nghiên cứu cũng đã được công bố trên tạp chí Biology Letters.

Cập nhật: 09/11/2016 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video