Loài cá nhỏ nhất thế giới "cứu" những dải san hô

Loài thủy sinh có xương sống nhỏ nhất - cá cryptobenthic - dù dài chưa đến 2cm nhưng lại đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ sinh thái khu vực san hô.

Đó là khám phá mới nhất của các nhà khoa học, trái ngược với những gì nhà sinh học thiên tài Darwin đã dự đoán.

San hô là môi trường trú ẩn của số lượng loài động vật nhiều bậc nhất dưới đại dương, bao gồm những loài phù dù, cá, tôm… Trong đó, 1/2 không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Theo trang Popular Science, năm 1842, Darwin - cha đẻ của thuyết tiến hóa - khi nghiên cứu tìm hiểu về hệ sinh thái san hô đã thường xuyên bắt gặp một vệt màu xanh lóe sáng nhanh như chớp quanh khu vực này.

Darwin cho rằng vệt sáng này là những sinh vật phù du và chúng là nền tảng cơ bản trong lưới thức ăn ở hệ sinh thái san hô.


Cá bống mắt đỏ - một trong những loài cá cryptobenthic - (Ảnh: Popular Science).

Trong hơn một thế kỷ qua, nhiều nhóm khoa học đã nghiên cứu về vệt sáng bí ẩn này. Cuối cùng, một nhóm nghiên cứu cho biết bí mật nằm ở loài cá nhỏ cryptobenthic.

Từ "crypto" trong tên gọi có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp với ý nghĩa là lẩn trốn, miêu tả đúng cách sống "trốn chui trốn nhủi" của chúng.

Cryptobenthic lẩn trốn rất nhanh và kích thước rất nhỏ. Theo tạp chí Science, chúng là loài động vật thủy sinh có xương sống nhỏ nhất trên Trái Đất khi nặng chưa đến 0,1g, dài chưa tới 2cm.

TS Simon Brandl - ĐH Simon Fraser (Canada) - đã dành gần như cả sự nghiệp để nghiên cứu về loài cá này.

Nhóm của Brandl cho rằng chính cá cryptobenthic chứ không phải một loài phù du nào như Darwin nói, là nhân tố quan trọng nhất giúp duy trì hệ sinh thái của khu vực san hô.

Theo Brandl, hiện tại cá cryptobenthic có khoảng 3.000 loài, trong đó chỉ mới có khoảng 1.000 "anh em" được ghi nhận.


Cá cryptobenthic cung cấp khoảng 60% lượng thức ăn nguồn gốc từ cá cho san hô - (Ảnh: Popular Science).

Về số lượng, nhóm xác định trên diện tích khoảng một mét vuông, số lượng cá cryptobenthic sinh sống có thể lên đến 100 con. Đây là "tập đoàn" đông nhất trong một hệ sinh thái san hô.

Trong một năm, loài cá này có thể sản sinh ra đến 7 thế hệ. Số lượng cá cryptobenthic được sinh sôi trở lại sau mỗi lần sinh ra lại đúng bằng số lượng mất đi.

Thậm chí, suốt 10km chiều dài một dải san hô mà nhóm nghiên cứu ở vùng biển nước Úc, 70% số lượng cá con ghi nhận được là cryptobenthic.

Số lượng đông nhất, cá cryptobenthic cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng nhất với san hô và các loài động vật trong hệ sinh thái.

Nhóm nghiên cứu tinh toán cá cryptobenthic đóng góp đến 60% lượng thức ăn có nguồn gốc từ cá cho san hô, giúp san hô có đủ dinh dưỡng khi sống ở đáy đại dương.

Đặc biệt, trong khi nhiều loài chịu tác động bởi biến đổi khí hậu, cryptobenthic vẫn giữ được "phong độ" sinh sản của mình, và vẫn cung cấp thức ăn đều đặn cho hệ sinh thái san hô.


Màu xanh trên nhiều con cá cryptobenthic đã từng làm Darwin nhầm lẫn chúng là sinh vật phù du - (Ảnh: Popular Science).

Nick Graham - nhà môi trường học san hô từ ĐH Lancaster (Anh) - nhận xét nghiên cứu có đóng góp quan trọng, cho chúng ta biết rõ ràng đâu là nền tảng cho mỗi rạn san hô. "Rõ ràng, không phải là sinh vật phù du như Darwin đã dự đoán" - Graham nói.

Trong khi đó, Douglas McCauley - một nhà môi trường học của ĐH California (Mỹ) - cho biết rất có thể loài cá này còn đóng góp rất nhiều cho những môi trường biển khác không chỉ san hô.

Cập nhật: 31/05/2019 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video