Loài chim kỳ lạ: Tuy bé nhỏ nhưng đẻ trứng thì thuộc loại to nhất thế giới

Những con chim Kiwi có thể đẻ ra trứng có trọng lượng chiếm tới 25% cơ thể - một tỷ lệ quá lớn so với các loài chim khác. Tại sao vậy?

Tục ngữ Việt Nam có câu: "Chửa cửa mả" - ý nói việc mang thai và sinh đẻ không chỉ đơn thuần là đau đớn và vất vả, người mẹ còn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Câu nói này không chỉ đúng với con người mà rất nhiều loài động vật khác trên Trái đất.

Trong đó, thấm thía nhất có lẽ là những bà mẹ thuộc giống chim Kiwi, loài chim biểu tượng của New Zealand. Bởi lẽ, trứng của loài này có thể chiếm tới 1/4 trọng lượng cơ thể chim cái trong những tháng cuối cùng của thai kì.

Đúng vậy, bạn không nhìn nhầm đâu, là 1/4 đấy. Để quy đổi thì cũng giống như một bà mẹ phải mang một cái thai nặng 15kg trong tháng cuối vậy. Và nếu so với thế giới loài chim, đó là một tỷ lệ khổng lồ


Ảnh chụp X-quang cho thấy trên tương quan về thể tích, quả trứng chiếm 1/3 khoang cơ thể chim mẹ.

Kiwi là tên chung cho nhiều loài chim không bay bản địa của New Zealand, nằm trong nhóm chim chạy cùng với một số loài đà điểu hiện nay. Tuy vậy, khác xa với các anh em họ hàng của mình, kích thước của Kiwi rất bé. Chúng chỉ cao khoảng 50cm, nặng 1kg, tức là chỉ nang một con gà cỡ nhỏ. Trong khi đó, các nhánh đà điểu khác thường có kích thước từ 1,2 – 3m.

Nhỏ bé là vậy, nhưng có lẽ vì không muốn đời sau phải thua kém họ hàng nên thay vì hạ sinh những quả trứng nhỏ nhắn cho phù hợp với kích cỡ của mình, Kiwi mẹ thường mang thai và cho ra đời toàn "hàng khủng". Trứng của nó có trọng lượng rơi vào khoảng 0,15 – 0,25kg.


Trứng chim kiwi to không kém những loại trứng của con chim khác trong khi chim kiwi rất nhỏ.

Đặc điểm kì lạ này đã thách thức các nhà khoa học trong một khoảng thời gian rất dài. Bởi lẽ trên quan điểm của tiến hóa, thì việc chửa đẻ một quả trứng quá lớn như vậy không biết sẽ mang lại ích lợi gì? Hẳn là tạo hóa phải có một ẩn ý sâu xa lắm khi để cho loài chim nhỏ bé này sinh nở khó khăn đến thế chứ?

Giới nghiên cứu trước đây cũng đã tin vào điều tương tự, cho đến khi bản đồ gene của Kiwi được công bố. Nhận ra rằng Kiwi và nhiều loài đà điểu có cùng một tổ tiên, các nhà khoa học với vỡ lẽ ra rằng: quả trứng to sụ kia có lẽ chẳng đem lại lợi ích gì hết, nó chỉ là một lỗi tiến hóa mà thôi.


Chim Kiwi.

Họ đặt giả thiết rằng trước kia, tổ tiên của các giống chim chạy ngày nay - bao gồm tổ tiên của Kiwi, tất cả đều rất to lớn, không loài nào thua kém loài nào. Sau này, Kiwi bé lại, trong khi trứng của chúng thì giữ nguyên kích thước.

Hiển nhiên, điều này đem lại không ít phiền toái cho chim mẹ. Chúng di chuyển khó hơn, dễ trở thành con mồi cho các loài ăn thịt và dễ kiệt sức khi sinh. Ngoài ra, Kiwi chỉ đẻ được mỗi năm 2 - 3 lứa, mỗi lứa một quả trứng, một con số quá khiêm tốn.

Mặc dù vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đặc điểm này cũng đem lại một số lợi thế nhất định cho loài. Trứng to thì vỏ cũng dày và cứng, con non ra đời sẽ không quá yếu ớt, thậm chí còn có thể tự chạy trốn khỏi kẻ săn mồi.

Thật thú vị phải không?

Cập nhật: 17/09/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video