Loài mực ống phát sáng kỳ quái mới

Một loài mực ống mới được các nhà nghiên cứu tìm thấy ở khu vực biển nam Ấn Độ Dương.


Loài mực mới được phát hiện.

Mẫu vật có chiều dài khoảng 70 cm và là một "to xác" thuộc họ chiroteuthid. Con mực ống có thân hình dài và mảnh dẻ, từ cơ thể của nó phát ra ánh sáng nhằm thu hút con mồi tới gần để ăn thịt.

Ngoài ra, những xúc tua của nó khá dài so với cơ thể và có hình dạng hơi kì quái khác hẳn với những loài mực ống thông thường được biết tới từ trước.

 

Mẫu vật trên là một trong số 7.000 mẫu vật được thu thập trong một núi đá ngầm dưới đáy Ấn Độ Dương, sau chuyến thám hiểm năm ngoái do tàu thăm dò IUCN của nhóm bảo tồn đa dạng sinh vật biển của Anh thực hiện.

Mục đích của chuyến thám hiểm kéo dài 6 tuần này nhằm làm rõ những bí ẩn về núi đá ngầm dưới nước ở miền nam Ấn Độ Dương và cải thiện bảo tồn, quản lý các nguồn tài nguyên biển trong khu vực.

Cho đến nay, đã có hơn 70 loài mực ống được tìm thấy từ các núi đá ngầm này, chiếm 20% sự đa dạng sinh học toàn cầu của loài mực.

Theo Bee, BBC
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video