Loài nấm nguy hiểm nhất thế giới lan rộng khắp nước Mỹ

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một sự thật đáng sợ về nấm mũ tử thần - loài nấm nguy hiểm nhất thế giới. Đó là chúng tự thay đổi cách thức sinh sản để di chuyển sang các khu vực mới.

Loài nấm "tử thần" có cơ chế lây lan đáng sợ

Chúng ta biết rằng nhiều loài nấm trong tự nhiên có chứa độc tính. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết trong số chúng không gây chết người, mà chỉ gây khó chịu tạm thời khi chẳng may ăn phải. Số lượng nấm chứa độc tố cao, gây chết người là rất thấp.


Nấm mũ tử thần lan rộng tới khắp các vùng của Bắc Mỹ với tốc độ đáng kinh ngạc. (Ảnh: Getty).

Trong số tất cả các trường hợp tử vong do nấm được báo cáo trên toàn thế giới, 90% đến một loài nấm "cực đoan" tới từ châu Âu, có tên gọi là nấm "mũ tử thần" (Tên khoa học: Amanita phalloides).

Thế nhưng mới đây, chúng được cho là đã lan rộng tới khắp các vùng của Bắc Mỹ với tốc độ đáng kinh ngạc, đồng thời gây ra nhiều ca tử vong cho người.

Trong một nghiên cứu mới đây của Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), chúng ta phát hiện ra rằng loại nấm này có thể tạo ra các bào tử bằng cách sử dụng nhiễm sắc thể của một cá thể riêng biệt.

Phát hiện này dựa trên bộ gene của 86 loại nấm, được thu thập ở California, Mỹ từ năm 1993 và một phần tại Châu Âu từ năm 1978.


Nấm mũ tử thần trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe là bởi chúng thường bị nhầm lẫn với các loại nấm ăn được. (Ảnh: Paul Kroeger).

Các mẫu vật được thu thập có chứa cấu trúc di truyền giống hệt nhau, cho thấy chúng là cùng một loại nấm, và dường như có khả năng sinh sản cả hữu tính lẫn vô tính từ ít nhất 17 năm, và lên tới 30 năm.

"Áp dụng chiến lược sinh sản đa dạng, nấm mũ tử thần có khả năng xâm lấn nhanh chóng, tương đồng với cách mà các loài động vật tiến hóa để tồn tại", nghiên cứu cho biết.

Theo đó, áp dụng phương pháp sinh sản hữu tính cho phép các giống loài tiến hóa và thích nghi dễ dàng hơn bằng cách đưa nhiều biến thể di truyền vào quần thể.

Thế nhưng bằng cách kết hợp với chế độ sinh sản vô tính, từng cây nấm riêng lẻ có thể lây lan nhanh chóng, để rồi tồn tại độc lập trong nhiều năm.

Cụ thể, khi bào tử của nấm đáp xuống một môi trường thuận lợi, nó sẽ nảy mầm và phát triển. Bằng cách này, các bào tử vô tính có thể phát tán các cây nấm riêng lẻ đi xa và rộng mà không cần đến sự giao phối, cũng như bị ràng buộc về mặt di truyền.

Nhờ sự tiến hóa này, nấm mũ tử thần ban đầu có nguồn gốc từ Bắc Âu, nhưng trong những thập kỷ gần đây, nó đã sinh trưởng cực kỳ thành công nhờ việc xâm chiếm các môi trường sống mới ở Châu Âu, cũng như Bắc Mỹ và Úc.

Mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe


Các loài nấm độc thường dễ nhận diện thông qua màu sắc sặc sỡ. Tuy nhiên, nấm mũ tử thần lại bỏ qua cơ chế này. Không chỉ vậy, chúng còn thích nghi để lây lan nhanh chóng. (Ảnh: Getty).

Sự lây lan đáng sợ của nấm mũ tử thần được giới khoa học đánh giá là một nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và động vật.

Vào năm 2016, trong một đợt bùng phát nấm tử thần đặc biệt nghiêm trọng tại San Francisco, 14 trường hợp ngộ độc nấm đã xảy ra ở người, và được cho là do loài nấm này.

Điều nguy hiểm là loại nấm độc này có ngoại hình giống với một số loại nấm ăn được, bao gồm nấm Caesar và nấm rơm. Do đó, chúng thường xuyên bị nhầm lẫn, dẫn đến nguy cơ ngộ độc khi ăn phải.

Ngoài ra, Amatoxin - loại chất độc được tìm thấy trong loại nấm này có khả năng chịu nhiệt. Bởi vậy, tác dụng độc hại của chúng không bị giảm đi khi chúng ta nấu chín.

Ước tính, chỉ khoảng 30 gram của nấm mũ tử thần là đủ để giết chết một người trưởng thành khỏe mạnh.

Cập nhật: 11/02/2023 Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video