Loài người sơ khai cũng ăn chay và đu mình giữa các cành cây

Hàng triệu năm trước, người sơ khai có bộ óc nhỏ, quăng mình từ cây này sang cây khác như những con khỉ và chỉ ăn thức ăn từ thực vật.


Cách đây 3,6 triệu năm, người sơ khai “Chân Nhỏ” (bên trái là mô hình; bên phải là xương sọ) đu người từ cây này sang cây khác.

Các nhà khoa học ở Nam Phi đã phát hiện ra điều này sau khi chụp CT một bộ xương hóa thạch cổ có tên “Chân Nhỏ”.

Tập hợp các mảnh xương này là của giống người vượn Phương Nam sống cách đây khoảng 3,67 triệu năm. Đây là bộ xương đầy đủ nhất trong số các bộ xương thu thập được cho đến nay.

Các chuyên gia đã so sánh mẫu hóa thạch nổi tiếng này với các mẫu hóa thạch khác ở châu Phi, và với xương người hiện đại và tinh tinh ngày nay.

Kết quả cho thấy tổ tiên của chúng ta có chuyển động phần đầu khác với người hiện đại.


Các nhà khoa học đã chụp CT một bộ xương gần như đầy đủ của người vượn Phương Nam, tổ tiên của chúng ta.


Người ta cho rằng Chân Nhỏ vốn là một phụ nữ 20 tuổi, bị chết do ngã.

Hình dáng đốt sống đội xác định các chuyển động của phần đầu còn kích thước của các động mạch đi qua đốt sống này lên xương sọ cho biết lưu lượng máu cung cấp cho bộ não.

Các kích thước tổng quát và hình dạng của đốt sống đội của Chân Nhỏ tương đồng với đốt sống đội của tinh tinh.

Từ hóa thạch này, nhóm nghiên cứu xác định rằng dây chằng và khớp nối phần đầu với cổ cho thấy người cổ đại thường đu mình từ cây này sang cây khác.

Hóa thạch của Chân Nhỏ được bảo tồn rất tốt, nhờ đó đây cũng là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu xác định được lưu lượng máu lên não. Họ nhận định lưu lượng máu của Chân Nhỏ ít hơn 3 lần so với người hiện đại ngày nay, và cũng gần bằng lưu lượng máu của tinh tinh.


Từ lâu chúng ta đã biết các loài vượn giống người cổ đại, như là vượn cáo Rudapithecus (trong ảnh), hàng triệu năm trước vẫn có lối di chuyển đu người từ cây này sang cây khác.


Xương sọ của Chân Nhỏ cho thấy bộ não nhỏ hơn 3 lần so với não của người hiện đại.

Điều đó có nghĩa là rất có thể người vượn Phương Nam có bộ óc khá nhỏ và ăn thức ăn chất lượng thấp, trong đó có rất ít thịt.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Amelie Beaudet của Trường đại học Witwatersand ở Johannesburg, Nam Phi, nói rằng hình thái của đốt sống cổ đầu tiên, hay đốt sống đội, phản ánh nhiều đặc điểm sinh sống của một sinh vật. Cụ thể là, đốt sống đội gần như còn nguyên vẹn của Chân Nhỏ có thể cho biết nhiều thông tin về sự tiến hóa của chuyển động đầu và nguồn cung cấp máu cho não trong tộc người.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Báo cáo Khoa học.

Cập nhật: 27/03/2020 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video