Loài người vẫn đang tiến hóa, cơ thể bạn có thêm một động mạch và nó đang phát triển rất nhanh

Tiến hóa là sự thay đổi tính trạng di truyền của sinh vật giữa các thế hệ, nghĩa là những đặc điểm di truyền của sinh vật có ưu điểm hoặc nhược điểm nhất định trong cạnh tranh sẽ dẫn đến sự khác biệt về khả năng sinh học, dẫn đến sự khác nhau về khả năng sinh sản và cuối cùng là tính trạng trội được giữ lại và các đặc tính kém hơn bị loại bỏ.

Tiến hóa là một quá trình lâu dài, đặc biệt ở những loài động vật có tuổi thọ cao thì càng khó thấy được những đặc điểm tiến hóa rõ ràng, do đó, một số người đã cảm thấy nghi ngờ về thuyết tiến hóa. Ví dụ, một câu thường được dùng để đặt câu hỏi là: Nếu thuyết tiến hóa là đúng, vậy làm thế nào mà con người không tiến hóa tiếp? Tại sao ngày nay tinh tinh không tiến hóa thành những sinh vật giống như con người?


Một động mạch giữa trong cánh tay mới xuất hiện trên cơ thể của rất nhiều người.

Trên thực tế, quá trình tiến hóa của loài người chưa bao giờ dừng lại. Sẽ vẫn có một số đặc điểm được chọn lọc trong gen của chúng ta và ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều người hơn; theo đó cũng sẽ có một số đặc điểm nhất định đã bị loại bỏ và trở nên ít phổ biến hơn trong quần thể loài người.

Gần đây, các nhà khoa học Úc đã phát hiện ra rằng một động mạch giữa trong cánh tay mà trước đây rất hiếm người sở hữu thì ngày nay nó lại xuất hiện nhiều trên cơ thể của rất nhiều người, các nhà khoa học cũng dự đoán rằng trong 80 năm nữa, hầu hết mọi người sẽ có động mạch này.

Nghiên cứu này đến từ một nhóm nghiên cứu do Tegan Lucas thuộc Đại học Flinders ở Úc đứng đầu, các nhà nghiên cứu đã mổ xẻ các chi trên của 78 tử thi Úc trong độ tuổi từ 51 đến 101. Họ phát hiện ra rằng trong số đó có 26 cánh tay chứa các động mạch giữa này - chiếm tỷ lệ khoảng 33%.


Đây là động mạch chính cung cấp máu cho cẳng tay và bàn tay trong giai đoạn phát triển ban đầu.

Động mạch giữa là một mạch máu được hình thành trong quá trình phát triển của phôi thai người. Đây là động mạch chính cung cấp máu cho cẳng tay và bàn tay trong giai đoạn phát triển ban đầu. Nó thường được thay thế bằng động mạch hướng tâm và động mạch ulnar vào khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ và sau đó dần dần biến mất và theo đó người trường thành sẽ không có động mạch giữa.

Tuy nhiên, ở một số người, động mạch giữa không biến mất mà tồn tại cùng với động mạch hướng tâm và động mạch ulnar. Mặc dù động mạch giữa có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như hội chứng ống cổ tay và huyết khối, nhưng mạch máu này cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho con người. Nó có thể tăng cường cung cấp máu và cũng có thể hoạt động như một động mạch hướng tâm hoặc mạch máu cung cấp máu "khẩn cấp".

Từ thế kỷ 18, các nhà giải phẫu học đã nghiên cứu tỷ lệ của động mạch giữa trong dân số, theo các tài liệu liên quan vào những năm 1880, dân số có động mạch giữa chỉ chiếm chưa tới 10% tổng dân số. Các nhà khoa học tin rằng trong một thời gian ngắn, tỷ lệ này đã tăng lên 30%, và đây là một sự gia tăng cực kỳ đáng kể về mặt tiến hóa.


Từ thế kỷ 18, dân số có động mạch giữa chỉ chiếm chưa tới 10% tổng dân số.

Vậy lý do của sự tiến hóa này là gì? Tiến sĩ Lucas tin rằng sự gia tăng này có thể là do đột biến gene liên quan đến sự phát triển động mạch trung gian của người mẹ hoặc các vấn đề sức khỏe khi mang thai, hoặc là sự kết hợp của cả hai. Nếu xu hướng tiến hóa này tiếp tục, động mạch trung gian sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn, sau năm 2100, hầu hết mọi người trên hành tinh của chúng ta sẽ có động mạch giữa ở cẳng tay.

Các nhà nghiên cứu tin rằng sự gia tăng số lượng người có động mạch giữa là một ví dụ hoàn hảo cho thấy loài người vẫn đang phát triển và tiến hóa. Trong khoảng ba thế kỷ qua, tính phổ biến của các đặc điểm giải phẫu khác của con người cũng có sự thay đổi. Ví dụ, số người có răng khôn ngày càng giảm; Tình trạng Tarsal Coalition ở trẻ sơ sinh ngày càng tăng; Ngày càng có ít người ở động mạch dưới tuyến giáp, và nó đã hoàn toàn biến mất vào cuối thế kỷ 20. Một xương nhỏ có tên fabella trên khớp gối đã biến mất cùng với sự tiến hóa của loài vượn và tổ tiên loài người, nhưng nó dường như đã từ từ xuất hiện một cách kỳ diệu trong vài trăm năm qua, và ngày càng nhiều hơn, từ 11,2% vào năm 1918 lên 39% vào năm 2018, điều này dẫn đến tình trạng gần một nửa dân số trên thế giới có nguy cơ bị đau đầu gối hoặc thậm chí viêm khớp.


Quá trình tiến hóa vẫn diễn ra một cách liên tục mà chúng ta rất khó phát hiện bằng mắt thường.

Vì vậy, quá trình tiến hóa vẫn diễn ra một cách liên tục mà chúng ta rất khó phát hiện ra bằng mắt thường, nếu sự tiến hóa dừng lại thì thế hệ sau sẽ giống hệt với thế hệ trước, không có sự khác biệt về ngoại hình, chiều cao, màu da... Bạn và cha mẹ bạn có lẽ sẽ giống như như đúc từ một khuôn.

Tiến hóa mang là từ lại cho con người cảm giác về phương hướng, nhưng trong thực tế, tiến hóa sinh học lại vô hướng, hoàn toàn ngẫu nhiên và không định hướng trước. Tiến hóa và thoái hóa luôn đi liền với nhau và đôi khi ranh giới giữa chúng lại cực kỳ mong manh. Chỉ có trí tuệ và tri thức của con người là không ngừng phát triển, và luôn phát triển theo chiều hướng tiến bộ.

Cập nhật: 17/05/2021 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video