Loài nhện hiếm nhất thế giới đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng

Loài nhện này được phát hiện hai lần duy nhất ở mỏ đá vôi cũ của Plymouth – một thành phố của Anh. Tuy nhiên do chính sách phát triển dân cư tại đây mà loài nhện quý hiếm này đang có nguy cơ biến mất hoàn toàn khỏi thế giới.

Chúng có thói quen sống sâu trong các vết nứt và khe hở của đá vôi, chỉ hoạt động vào ban đêm, có kích thước trung bình. Do môi trường sống kín đáo mà các nhà bảo tồn cảnh báo rằng Nothophantes cần được bảo vệ ngay.

Tên của loài nhện này xuất phát từ nguồn gốc Latin chỉ một loài vật với cơ thể kinh khủng có nhiều lông.


Nothophantes horridus có thể bị đẩy vào nguy cơ tuyệt chủng do các kế hoạch xây dựng nhà cửa trên một mỏ đá vôi cũ ở Plymouth.

Nothophantes horridus là một loài cực hiếm, con nhện ăn đêm đầu tiên được ghi nhận năm 1989, và lần thứ hai vào năm 1995. Kể từ đó chưa có phát hiện nào mới về loài nhện này.


Khu bảo tồn cuối cùng được đệ trình xây 57 căn nhà trên thành phố Plymouth


Hình ảnh phác họa về loài nhện quý hiếm nhất thế giới

Quản lý kế hoạch tại Buglife tên là Alice Sarr, 33 tuổi, nói rằng: Vì đây là loài nhện rất hiếm nên họ không hiểu lý do tại sao chúng lại chọn Plymouth như nhà của mình.

Bà cho biết nó có thể thích nghi hơn với khí hậu ôn hòa ở bờ biển phía Nam. Có thể do chúng không có điều kiện tiếp cận với các địa điểm khác hoặc nơi sống hiện tại đã đáp ứng đủ những điều kiện thuận lợi để tồn tại.

Đã có đến 2.000 người kí vào thư kêu gọi các nhà hoạch định dừng lại các dự án xây nhà tại Plymouth.

Theo Lao Động, Daily Mail
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video