Loài sóc đất khổng lồ là cao thủ đào hầm

Có vẻ ngoài đáng yêu với bộ lông xù, loài sóc đất khổng lồ thường sống trên núi cao, với những tập tính đặc biệt.

Sóc đất khổng lồ có đến 14 loại, trong đó có loại bụng vàng ở Canada, loại Himalaya, Siberia, đuôi dài (sống tại Trung Á). Tại châu Âu, loại sóc đất khổng lồ Alpine được biết đến rộng rãi nhất.


Sóc đất dành phần lớn thời gian ở dưới lòng đất.

Tên chúng - marmot - bắt nguồn từ “murmunto” trong tiếng Đức, có gốc rễ là “mures montis” trong tiếng Latin, nghĩa là "chuột núi". Đây là loại to nhất trong họ nhà sóc, với cân nặng dao động 3-7kg. Bộ lông xù càng khiến chúng có vẻ ngoài to hơn.

Loài vật này dành phần lớn thời gian ở dưới lòng đất. Nhưng khi rời hang, chúng thường đứng bằng hai chân sau. Điều này có hai lý do: Một là để quan sát xung quanh dễ hơn, hai là để dùng chân trước nhét thức ăn vào mồm dễ dàng hơn.

Sóc đất khổng lồ đào một hệ thống đường hầm phức tạp, khiến những loài động vật khác dễ dàng bị lạc. Hầm dài nhất từng được phát hiện lên đến 113m.

Loài gặm nhấm này không chịu được cái nóng. Đối với chúng, 20 độ C sẽ có cảm giác như 36 độ C dưới ánh mặt trời, do bộ lông dày của chúng.  Khi nhiệt độ xuống dưới âm 20 độ C, chúng thường ở trong hang, tụ lại gần nhau và hạ nhiệt độ cơ thể xuống 6 độ C để tiết kiệm năng lượng. Những con nhỏ nhất được nằm ở giữa, nơi ấm nhất.

Cập nhật: 31/08/2024 Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video