Loài thú có đuôi của hải ly, mỏ vịt ngoại cỡ và chân hải cẩu có độc

Thú mỏ vịt là loài kết hợp nhiều đặc điểm của các loài khác như cái đuôi dẹp của hải ly, chân có màng như hải cẩu và chiếc mỏ vịt ngoại cỡ. Thú mỏ vịt và nhím là hai loài có vú duy nhất trên hành tinh đẻ trứng. Cả hai loài đều là loài bản địa ở Úc. Sông và những vùng hồ ở Đông Nam nước Úc là nơi lý tưởng để ngắm thú mỏ vịt. Thú mỏ vịt rất nhút nhát và sống về đêm.

>>> Gien của thú mỏ vịt tiết lộ bí mật tiến hóa của động vật có vú
>>> Thú mỏ vịt xuất hiện từ bao giờ?

Thú mỏ vịt (danh pháp hai phần: Ornithorhynchus anatinus) là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại, những loài động vật có vú duy nhất đẻ trứng thay cho đẻ con.

Nó là loài duy nhất con tồn tại của họ Ornithorhynchidae và chi Ornithorhynchus, mặc dù chúng có một số loài họ hàng đã tuyệt chủng được tìm thấy trong hóa thạch. Những đặc điểm khác biệt của loài này là đẻ trứng, mỏ vịt, đuôi hải ly, chân hải cẩu gây khó khăn cho các nhà tự nhiên học châu Âu khi họ lần đầu tiên gặp nó, một số coi đây là trò lừa bịp tinh vi.

Đây là một trong số ít động vật có vú có nọc độc, con đực có một cái cựa ở chân sau chứa một chất độc có khả năng gây đau nghiêm trọng cho con người. Các đặc điểm độc đáo của thú mỏ vịt làm cho nó trở thành một chủ đề quan trọng trong việc nghiên cứu sinh học tiến hóa và một biểu tượng của Úc; nó xuất hiện như một linh vật tại các sự kiện quốc gia và trên mặt trái của đồng 20 xu. Thú mỏ vịt là loài thú biểu tượng của New South Wales.

Cân nặng khác nhau đang kể từ 0,7 đến 2,4kg (1,5 đến 5,3 lb), con đực lớn hơn con mái; con đực dài trung bình 50cm (20 in), con cái 43cm (17 in), với sự thay đổi đáng kể trong kích thước trung bình từ vùng này sang vùng khác, việc này dường như không theo bất kỳ quy tắc khí hậu nào.

Cả thú mỏ vịt đực và cái sinh ra đều có cựa ở mắt cá chân, chỉ cựa con đực tạo ra nọc độc. Thành phần chủ yếu của nọc là các loại protein giống defensin (DLPs), ba trong đó có duy nhất ở thú mỏ vịt. DLPs được tạo ra bởi hệ miễn dịch của thú mỏ vịt.

Mặc dù đủ mạnh để giết chết động vật nhỏ như chó, nọc độc không gây chết người, nhưng cơn đau quá dữ dội có thể làm nạn nhân trong nháy mắt hết sức lực. Vết phù sẽ nhanh chóng phát triển xung quanh vết thương và lan dần. Thông tin thu được từ các trường hợp lịch sử và nhân chứng cho thấy, sự đau đớn phát triển thành hyperalgesia (một vết thương có độ nhạy cảm cao) tồn tại trong nhiều ngày thậm chí nhiều tháng.

Vì chỉ có con đực tạo ra nọc độc và sản xuất nhiều hơn vào mùa sinh sản, nó có thể được sử dụng như vũ khí tấn công để khẳng định ưu thế trong thời kỳ này.

Theo Lao Động, Arkive
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video