Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"

Kỳ lạ loài vật mỗi lần làm "chuyện ấy" là khiến cả Trái đất rung chuyển

Chẳng có loài vật nào có thể làm thay đổi cả Trái đất chỉ qua chuyện ấy, ngoại trừ loài vật này.

Các nhà khoa học đến từ đại học Idaho và Đại học Indiana đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí Geomorphology. Theo nghiên cứu này, mỗi lần loài vật này đến mùa sinh sản là chúng có thể khiến Trái đất bị ảnh hưởng. Đó là loài vật nào? Vì sao chúng có thể khiến hành tinh của chúng ta rơi vào nguy hiểm?

Loài cá sinh ra ở sông suối và sống ở biển

Loài vật chúng ta muốn nhắc đến ở đây là cá hồi, (tên tiếng Anh là Salmon. Cá hồi là tên chung của các loài cá thuộc họ Salmonidae. Tên salmon (cá hồi) xuất phát từ chữ salmo (nguồn gốc từ Latinh) và chữ salmo có nguồn gốc từ salire (nghĩa là "nhảy").

Chúng sống dọc các bờ biển ở Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Vì thế, cá hồi được chia làm 2 loại: salmo (cá hồi Đại Tây Dương) Oncorhynchus (cá hồi Thái Bình Dương).

Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển. Sức mạnh của chúng - trải qua hàng triệu năm - có thể... dời non lấp bể, thay đổi đặc tính địa chất của khu vực nơi chúng đẻ trứng, và thậm chí góp phần giúp cho cả giống nòi tiến hóa.


Cá hồi có thể "dời non lấp bể".

Cá hồi có một điểm đặc biệt khác với nhiều loài cá khác là chúng sinh ra tại khu vực nước ngọt như sông, suối rồi di cư ra biển, sau đó quay trở lại vùng nước ngọt để sinh sản. Cá hồi mẹ để trứng vào ổ bên dưới đáy sông, sau đó chúng sẽ ấp số trứng này trong suốt nhiều tháng. Sau đó, trứng nở thành cá con, chúng sẽ bơi quanh ổ để kiếm ăn. Tới khi đạt chiều dài khoảng 15 cm, cá hồi sẽ bơi ra biển. Ước tính chỉ 10% trứng cá hồi sống sót tới giai đoạn này.


Sau khi đủ lớn, cá hồi sẽ di chuyển ra biển để định cư trong khoảng từ 1-3 năm. (Ảnh: Phys)

Trải qua một hành trình dài tới hàng nghìn cây số, cá hồi chuyển ra biển và định cư trong khoảng 1-3 năm. Tính chất hóa học cơ thể của cá con thay đổi, cho phép chúng sống trong nước mặn. Đến tuổi sinh sản, cá hồi sẽ quay ngược dòng tìm về dòng sông nơi chúng đã sinh ra để cho ra đời một thế hệ cá hồi mới. Các nhà khoa học cho rằng, sở dĩ cá hồi có thể trở về đúng một dòng sông là nhờ vào ký ức khứu giác.

Có thể nói, hành trình cá hồi vượt qua bao gian khổ để quay trở về "chốn cũ" được coi là hiện tượng tự nhiên đặc biệt nhất. Chúng phải phóng thân mình cao hơn dòng nước chảy để vượt qua con thác cao. Không chỉ vậy, chúng còn phải bơi với tốc độ nhanh hết sức có thể. Dù cá hồi liên tục gặp thất bại, bị nước cuốn trôi nhưng chúng vẫn không hề nản chí, tiếp tục nhảy cho tới khi thành công.

Và nếu may mắn không bị gấu, sói hay đại bàng ăn thịt, đàn cá hồi sẽ có cơ hội được lội ngược dòng thêm 1-2 lần nữa để hoàn thành sứ mệnh sinh sản của chúng.

Ấn tượng là vậy, nhưng, các nhà khoa học lại cho rằng, mùa sinh sản của cá hồi chính là nguyên nhân khiến cho Trái đất bị ảnh hưởng.

Lý do mỗi lần cá hồi làm "chuyện ấy" là Trái đất rung chuyển

Trước tiên, chúng ta cần biết rằng "chuyện ấy" của cá hồi không được bình thường như các loài động vật khác. Con cái đẻ trứng, con đực giải phóng tinh trùng vào nước, và rồi sau đó trứng mới được thụ tinh. Cá cái sẽ cọ xát vào ven bờ để tạo ra tổ rồi đẻ trứng vào đó, và đây cũng chính là nguyên nhân khiến địa hình Trái đất có thể thay đổi.

Các nhà khoa học đã thử lập mô hình tác động của việc trầm tích di chuyển lên các lớp đất đá, qua đó hình thành nên cảnh quan của cả khu vực trong hàng triệu năm. Kết quả, một trong những nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến quá trình này chính là việc cá hồi di cư.

Khi tạo ra tổ, cá hồi cũng vô tình hạ thấp độ dốc của dòng nước, qua đó khiến 2 bên bờ dễ bị xói mòn hơn. Điều đặc biệt là tốc độ xói mòn ngày càng nhanh, các hạt cát và đất đá cũng dễ dàng bị đẩy xuống hạ lưu nhiều hơn. Dần dần, địa hình của cả khu vực sẽ thay đổi.

"Cá hồi không chỉ khiến các lớp trầm tích dịch chuyển" - trích lời Alex Fremier, chủ nhiệm nghiên cứu. "Chúng thay đổi đặc tính của lòng suối, nên khi nước chảy, lượng đất, cát và sỏi cuốn theo sẽ ngày càng nhiều hơn". Kết quả, nền đá bên dưới lộ dần, làm tăng nguy cơ xói mòn cho cả khu vực.


Cá hồi ngược dòng để tìm chỗ ân ái.

Bên cạnh đó, cần biết rằng các loài cá hồi khác nhau sẽ gây nên tác động khác biệt đến địa hình và môi trường. Ví dụ như cá hồi Chinook (loài lớn nhất tại Thái Bình Dương) có thể khiến quá trình xói mòn diễn ra nhanh hơn trong cùng một khoảng thời gian so với nhiều loài cá nhỏ khác, vì chúng mang theo rất nhiều trầm tích.

Với nghiên cứu này, các chuyên gia hiểu được rằng một loài vật đơn lẻ vẫn có thể tác động mạnh đến địa hình, cảnh quan và môi trường. Sự có mặt của mọi loài vật đều có vai trò quan trọng đối với tự nhiên.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học từ ĐH Idaho và Indiana, được đăng trên tạp chí Geomorphology.

Cập nhật: 26/06/2024 Theo Trí Thức Trẻ/PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video