Loài vật nào đẻ nhiều nhất trong thế giới tự nhiên?

Số lượng con mà một loài động vật có thể đẻ ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và chủ đề này phức tạp hơn những gì mà bạn nghĩ.

Các "nhà vô địch" đẻ trong thế giới động vật

Có hàng triệu loài động vật trên hành tinh của chúng ta, và mỗi loài lại có một chiến lược sinh sản riêng để phù hợp với môi trường sống của chúng.


Cá mặt trời đại dương có thể mang theo tới 300 triệu trứng (Ảnh: Getty).

Thí dụ như các loài cá sống ở dưới nước sẽ có lợi thế hơn trong việc đẻ trứng, vì chúng cần ít năng lượng hơn để giải phóng trứng chưa thụ tinh, và cũng có nhiều trứng hơn so với các loài động vật đẻ con.

Cá mặt trời đại dương (tên khoa học: Mola mola) được phát hiện có tới 300 triệu trứng cùng một lúc trong buồng trứng của chúng.

Tuy nhiên, vì trứng được thụ tinh bên ngoài cơ thể con cái, nên một khi những quả trứng được thả vào đại dương, không thể biết được có bao nhiêu trong số đó trở thành con cái khỏe mạnh.

Về mặt số lượng trứng được thụ tinh trong một lần, các loài côn trùng sẽ chiếm ưu thế.

Một số loài kiến, chẳng hạn như kiến lái xe châu Phi (tên khoa học: Dorylus wilverthi) có thể đẻ 3- 4 triệu trứng trong một tháng. Tuy nhiên, kiến chúa sẽ chỉ chọn để thụ tinh một số trứng trong số này, tùy thuộc vào số lượng con đực và con cái mà nó muốn đàn của mình sở hữu.


Kiến lái xe châu Phi đẻ tới 3 hoặc 4 triệu trứng trong một tháng (Ảnh: Getty).

Trong số các loài chim, gà gô xám (tên khoa học: Perdix perdix) là một trong những loài đẻ trứng nhiều nhất, với 22 trứng mỗi lứa.

Tuy nhiên nếu nói về việc sinh con, cá ngựa là nhà vô địch, khi có thể sinh tới 2.000 con non cùng một lúc. Chúng ấp và nuôi dưỡng cá thể con thông qua nhau thai đặt bên trong bộ phận như chiếc túi.

Rắn lục đuôi đỏ (tên khoa học: Bitis arietans) lại đứng đầu trong số những loài đẻ con trên cạn. Theo Live Science, có thể đẻ 156 con rắn con trong một lần mang thai, và số này sẽ phát triển thành những cá thể khỏe mạnh.

Vì sao có loài đẻ nhiều, có loài đẻ ít?

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quy mô lứa đẻ là tuổi thọ.

Theo đó, những loài động vật có tuổi thọ ngắn, thậm chí không thể sống sót để chứng kiến con cái của chúng lớn lên, thường sẽ đẻ nhiều con cùng một lúc. "Vòng đời ngắn khiến chúng phải nhanh chóng tạo dấu ấn của mình", Kathleen Cole, nhà ngư học tại Đại học Hawaii, cho biết.

Ngược lại, những loài có tuổi thọ đặc biệt cao, như voi hoặc cá voi, thường chỉ đẻ 1 con mỗi lần.


Voi chỉ đẻ một con một lần (Ảnh: Getty).

Trong khi đó, các loài như dơi, cần phải nhẹ để bay và mang theo con non khi chúng làm như vậy. Điều đó khiến dơi thường chỉ có thể chăm sóc 1 con non tại một thời điểm.

Việc một loài động vật đẻ trứng hay sinh con cũng là một yếu tố quan trọng. Con non cần nhiều nỗ lực hơn để phát triển, vì vậy những loài đẻ con thường sẽ có ít con hơn.

Một yếu tố nữa là các loài động vật sống theo bầy đàn, như kiến, có thể sinh nhiều con hơn những loài động vật sống đơn độc vì được bầy đàn bảo vệ tốt hơn.

Tuy nhiên, luôn có những loài động vật đi ngược với xu hướng. Điển hình như thỏ và chuột nổi tiếng với lứa đẻ nhiều con. Trong khi bọ hung, một loài đẻ trứng, lại chỉ đẻ được 3 trứng mỗi lần.

Theo Alex Pyron, một nhà sinh học tiến hóa tại Đại học George Washington (Mỹ), sự xuất hiện của những sự kiện tiến hóa đơn lẻ như thế vẫn luôn là một điều bí ẩn, mà khoa học chưa thể tìm ra lời giải.

Cập nhật: 01/10/2024 Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video