Loét da ở người cao tuổi và cách phòng tránh

Loét da là một triệu chứng hay gặp ở người cao tuổi. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân như chấn thương, bỏng nóng, bỏng lạnh, rối loạn tuần hoàn, tiếp xúc với hóa chất, tì đè... Hay gặp nhất là loét chân do bệnh lý tĩnh mạch, động mạch, biến chứng của tiểu đường và loét da do tì đè.

Loét da chi dưới

70% các trường hợp loét chi dưới là do suy tĩnh mạch. Nhờ hệ thống van một chiều mà bình thường máu tĩnh mạch đi từ dưới lên trên, từ hệ tĩnh mạch nông vào hệ tĩnh mạch sâu. Suy tĩnh mạch (STM ) là do hở van trong hệ tĩnh mạch sâu (áp lực cao), hoặc hệ tĩnh mạch nông (áp lực thấp), hoặc cả hai. Nếu không được điều trị sẽ gây nên một tập hợp các triệu chứng tiến triển nặng dần bao gồm đau, phù, tổn thương da và loét.

Nguyên nhân của loét không liền sẹo ở mặt trong của mắt cá chủ yếu là do ứ trệ tĩnh mạch bên dưới. Những thay đổi da và loét ở mắt cá ngoài thường liên quan đến chấn thương trước đó hoặc là suy động mạch hơn là do suy tĩnh mạch đơn thuần.

Loét do tì đè

Loét do tì đè là loét, hoại tử da, tổ chức dưới da hoặc cơ ở vùng tì đè giữa xương và mặt phẳng cứng như giường, ghế...

Loét do tì đè biểu hiện qua bốn giai đoạn: 1. Đỏ da; 2. Loét trợt nông, phỏng rộp; 3. Loét sâu lớp da và mỡ dưới da; 4. Loét sâu, hoại tử hoặc loét cơ, xương.

Các nguyên nhân chủ yếu và những yếu tố thuận lợi dẫn tới loét da là do:

- Chậm thay đổi tư thế bệnh nhân, những trường hợp bệnh nhân kém vận động, chịu áp lực tì đè trong 3 giờ sẽ gây thiếu máu tại chỗ, có thể dẫn tới hoại tử da và tổ chức dưới da.

- Suy dinh dưỡng (lớp cơ và mỡ giữa xương và mặt phẳng tì đè mỏng), thiếu máu, nhiễm trùng.

- Bệnh nhân giảm hoặc mất cảm giác đau do tổn thương thần kinh như bệnh nhân bị liệt do tai biến mạch máu não, chấn thương cột sống, biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường.

- Kì cọ, chà xát da nhiều, co kéo da do quần áo, các nếp gấp của quần áo hoặc chăn đắp...

- Da bị ẩm ướt liên tục, đặc biệt là trường hợp đại tiểu tiện không tự chủ.

Đề phòng loét da

Cách tốt nhất là tránh tì đè liên tục lên vùng da nhạy cảm. Những bệnh nhân bị liệt hoặc ốm nặng phải nằm lâu trên giường cần được thay đổi tư thế liên tục 2 giờ/1 lần. Nên cho bệnh nhân nằm các loại đệm như đệm hơi, đệm nước, đệm thay đổi được áp lực từng phần.

Đối với những bệnh nhân phải ngồi xe lăn, cần được nhấc người khỏi mặt ghế, xe thường xuyên (khoảng 10-15 phút 1 lần) kể cả đang dùng gối giảm áp lực.

Người chăm sóc bệnh nhân cần kiểm tra các vùng da của bệnh nhân mỗi ngày. Chú ý để các vùng da kín tiếp xúc được với không khí, phát hiện sớm các vùng da đỏ. Giữ da bệnh nhân sạch, khô ráo. Thay quần áo thường xuyên. Trời nắng nên lau mồ hôi và giữ cho da được khô. Các bệnh nhân đại tiểu tiện không tự chủ cần được làm vệ sinh liên tục, lau khô và xoa bột talc.

Không nên lạm dụng các thuốc ngủ làm bệnh nhân giảm vận động. Chú ý tăng cường vận động chủ động và thụ động cho bệnh nhân. Có thể cho bệnh nhân ngâm tắm trong bồn hoặc bể nước ấm, mát xa nhẹ, tránh kì cọ, chà xát mạnh gây tổn thương da.

Những bệnh nhân bị suy tĩnh mạch cần được điều trị kịp thời (phẫu thuật, thuốc uống, băng ép...).

Chọn giày dép vừa chân, thường xuyên kiểm tra bàn chân để phát hiện sớm các vết chai, các vùng bị tì đè để thay giày dép phù hợp.

Dinh dưỡng hợp lý là một biện pháp phòng tránh loét vô cùng quan trọng. Bệnh nhân cần ăn đủ năng lượng, giàu protein, vitamin (vitamin E 400UI/ngày, vitamin C 1g/ngày, acid folic...) và khoáng chất.

Điều trị vết loét

- Cần làm sạch vết loét thường xuyên, giữ cho khô ráo, có thể bôi một số dung dịch sát khuẩn như betadin, xanh methylen, castelanie... và tránh tối đa tì đè vào vùng có vết loét.

- Có thể sử dụng một số mỡ kháng sinh như neosporin, bacitracin... bôi vào vết loét để diệt vi khuẩn và giúp loét mau liền sẹo.

- Những vết loét sâu, hoại tử cần được cắt lọc sạch đến tổ chức lành để kích thích mô hạt phát triển.

- Với các bệnh nhân bị loét do tĩnh mạch, hiếm khi cần dùng kháng sinh.

 


 

Xin gởi lời cám ơn đến người viết bài này. Tôi xin có một số đóng góp trong một số ý kiến liên quan đến vấn đề điều trị vết loét:

Ở Việt Nam chúng ta, việc điều trị vết thương thường theo phương pháp cổ điển, đó là chúng ta thường chỉ sử dụng các dung dịch sát trùng vết loét, sau đó dung gạc băng vết thương lại, và thường xuyên thay băng. Điều này rất có hại đến việc làm lành của vết thương. Nguyên nhân là do gạc sẽ làm vết thương bị khô, dịch tiết từ các vết thương có mủ sẽ lan rộng ra các mô lành do khả năng hút dịch của gạc rất thấp, gây tổn thương cho vùng da lân cận và sẽ làm vết thương lan rộng hơn, là cơ hội cho các vi sinh vật phát triển, gây nhiểm trùng vết thương. Hơn nữa gạc sẽ dính chặt vào vết thương, dẫn đến khi thay băng, các sợi vải sẽ giữ lại vết thương, vì thế khi tháo băng ra khỏi vết thương sẽ gây chảy máu, làm tổn thương vùng da non và làm bệnh nhân rất đau đớn khi thay băng.

Hiện nay, ở các nước phát triển trên thế giới, vì những bất lợi trên, người ta không dùng gạc và băng dán thông thường để điều trị vết thương nữa mà khuyến cáo sử dụng các loại băng dán tạo môi trường ẩm và giúp chữa lành vết thương. Thành phần chính của các loại miếng dán này thường là hydrocolloid, alginate hoặc hydrofiber. Chúng có ưu điểm là:

- Khả năng hút dịch cao: 20-25 lần trọng lượng miếng dán (miếng dán hydrofiber, alginate)

- Tạo môi trường tối ưu cho việc làm lành vết thương:

  • Tạo môi trường ẩm, kiểm soát nhiệt độ, không khí tại vết thương
  • Hỗ trợ quá trình loại bỏ các yếu tố bất lợi và các mô hỏng, mô hoại tử và mô chết ở vết thương
  • Khóa và diệt khuẩn trong miếng dán
  • Bảo vệ các vùng da lân cận do không làm lan dịch ra xung quanh
  • Hỗ trợ các quá trình làm lành vết thương như kích thích quá trình tạo mạch, lên mô hạt và quá trình lên biểu mô. Bảo vệ các đầu dây thần kinh tại vị trí vết thương.

- Giảm số lần thay băng, do khả năng hút dịch cao. Tùy loại miếng dán (1 miếng dán "DuoDERM" có thể giữ trên vết thương tối đa 7 ngày, "Aquacel Ag" 14 ngày). Điều này sẽ giúp vết thương ổn định, mau lành và giảm chi phí điều trị.

- sau khi hút dịch sẽ chuyển thành dạng gel, vì vậy không gây đau khi thay băng.

Đó là các lý do chúng ta cần thay đổi cách điều trị các loại vết thương theo xu hướng hiện đại.

Theo International Wound Journal.
website:
www.blackwellpublishing.com/iwj

Phan Bao Quynh Nhu Pharm
Số ĐT: 0908873184
Địa chỉ: 861 Tran Xuan Soan

Email: phanbaoquynhnhu@yahoo.com

Theo Sức khỏe đời sống, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video