Lồng nuôi cá ngoài khơi có thể lặn xuống để tránh bão

Hệ thống lồng nuôi cá SeaFisher gồm 12 lồng lập phương neo xuống đáy biển, có thể chìm xuống sâu 20 m để giữ an toàn khi có bão.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Chien Ming Wang tại Đại học Queensland và giáo sư Joerg Baumeister tại Đại học Griffith phát triển SeaFisher, hệ thống lồng nuôi cá ngoài khơi có thể chống bão, New Atlas hôm 7/3 đưa tin. Dự án được ủy quyền bởi Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Kinh tế Xanh của Australia. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Marine Science and Engineering.


Hệ thống SeaFisher gồm 12 lồng nuôi cá nổi gần mặt nước khi sóng không quá cao. (Ảnh: Đại học Queensland)

Mỗi hệ thống SeaFisher dài 120m, gồm 12 lồng lập phương bằng lưới polyester chia đều thành hai hàng. Khung lồng làm từ các ống polyethylene mật độ cao, trọng lượng nhẹ liên kết với nhau. Toàn bộ hệ thống được giữ cố định nhờ một neo hút đáy biển ở phía trước hệ thống. Đây là điểm kết nối duy nhất với đáy biển. Nhờ vậy, SeaFisher có thể liên tục xoay quanh neo để luôn thuận theo hướng sóng. Một tấm chắn ở phía trước giúp làm chệch hướng những mảnh rác trôi đến.

Nếu sóng không quá lớn, SeaFisher vẫn sẽ nổi gần mặt nước. Nhưng khi thời tiết bắt đầu xấu đi, nước sẽ được bơm vào các ống polyethylene của hệ thống. Quá trình này giúp SeaFisher chìm xuống độ sâu tối đa 20m và ở lại đó để vượt qua cơn bão một cách an toàn. Các lồng có lưới che phía trên, do đó, cá sẽ vẫn ở trong lồng khi SeaFisher chìm xuống. Khi bão tan, nước được bơm ra khỏi ống, giúp hệ thống nổi trở lại.

Nhóm nhà khoa học đang thử nghiệm các nguyên mẫu cỡ nhỏ, sau đó, họ sẽ chế tạo những nguyên mẫu kích thước đầy đủ. Mỗi hệ thống SeaFisher ước tính có giá bán khoảng 6 triệu USD, thấp hơn so với nhiều trang trại nuôi cá ngoài khơi hiện nay. Nhóm nghiên cứu hy vọng hệ thống sẽ có thời gian hoàn vốn tương đối ngắn.

"Chúng tôi ước tính mỗi lồng lập phương có thể chứa khoảng 24.000 con cá trưởng thành nặng 5kg. Hệ thống có thể được sử dụng để nuôi nhiều loài cá cạnh nhau, thậm chí được điều chỉnh để trồng rong biển, tận dụng chất thải từ các lồng cá để cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật", Wang cho biết.

Cập nhật: 12/03/2024 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video