Lớp “bọt biển” khổng lồ quanh sao Thổ

Theo nhiều phân tích mới đây của tàu thăm dò không gian Cassini, một trong những vành đai bao quanh Sao Thổ đang phải “hứng chịu” những vật chất bắn ra từ những mạch nước phun của vệ tinh nhân tạo Enceladus băng giá.

“Vành A của Sao Thổ và vệ tinh Enceladus cách nhau đến 100.000 km, tuy nhiên giữa chúng lại có một liên kết vật lý khá bền vững”, đó là tuyên bố của William Farrell thuộc trung tâm Goddard Space Flight của NASA. Trước khi có những tàu thăm dò như Cassini, người ta tưởng rằng đó là những thực thể tách rời và phân biệt. Nhưng những quan sát của con tàu thăm dò mới này chứng minh được rằng Enceladus thực tế đánh mất hoàn toàn một phần khối lượng của mình cho bờ ngoài của vành A. Thông tin trên được đề cập trong một bài báo trên Geophysical Research Letters của Farrell ngày 23 tháng 1.

Đây là hiện tượng gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học gần đây nhất có liên quan đến những mạch nước đá ở Enceladus. Trước đó, những mạch nước phun cũng đã xuất hiện trên vành E nhưng từ trường của Sao Thổ được xác nhận bị “quá tải” do những vật chất phát ra từ Encaladus, các vật chất này tồn tại dưới dạng plasma (đám mây khí chứa các hạt mang điện). Các nhà khoa học đã khẳng định rằng các vật chất plasma sẽ tạo một đám mây có hình dạng xuyến quanh SaoThổ sau đó bị hấp thụ bởi vành A, tạo nên một lớp “bọt biển” khổng lồ quanh vành A.

Bị kéo ra từ bên trong Enceladus, các phân tử khí gaz bị ion hoá bởi ánh sáng mặt trời và do va chạm với những hạt khác. Các phân tử này trở nên linh động hơn trong từ trường mạnh của Sao Thổ vì thế chúng bị kéo về xung quanh Sao Thổ mặc cho từ trường tác động,các dòng vật chất vẫn luôn kết thúc chuyến đi của mình ở vành A. Tại đó chúng bị giữ lại và trở thành một phần của vành. “Ngay sau khi chúng gặp vành A, chúng sẽ bị kẹt lại đó” - Farrell khẳng định.

Điều này minh hoạ cho cách thức các vành đai điều hoà được bức xạ phát ra từ sao Thổ bằng cách “thu hút các phân tử có năng lượng thấp và cao”, Farrell bình luận. Ngược lại ở Sao Mộc, hành tinh này không có những vành đủ dày đặc để hút những phân tử có năng lượng lớn vì thế lượng bức xạ của Sao Mộc phát ra rất mãnh liệt và có thể trở thành Mặt trời thứ 2 của Thái Dương hệ.


Enceladus và những vành đai của Sao Thổ

Đức Thoại (Theo Techno-science.net)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video