Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ phát hiện Trái Đất có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành bề mặt của Mặt Trăng.
Các nhà khoa học cho rằng lực hấp dẫn của Trái Đất cổ đại đã khiến cho Mặt Trăng bị biến hình, làm cho khu vực gần xích đạo của Mặt Trăng bị phình lên.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau mặt xa của Mặt Trăng vẫn là nơi rất thần bí. Khác với mặt gần của Mặt Trăng, mặt xa của Mặt Trăng có rất ít bình nguyên núi lửa và cao hơn so với mặt nước biển, thậm chí một số khu vực cao tới hàng chục ngàn mét.
Theo các nhà khoa học sở dĩ mặt xa của Mặt Trăng có độ cao như vậy là do sự tác động của Trái Đất, cụ thể là do lực hấp dẫn của Trái Đất gây ra.
Khi Mặt Trăng hình thành cách ngày nay hơn 4 tỷ năm, trước khi hạt nhân của Mặt Trăng đông kết lại, bề mặt của Mặt Trăng là một biển mắc ma. Trong giai đoạn này lực hấp dẫn của Trái Đất đã làm cho bề mặt của Mặt Trăng bị biến dạng.
Nguyên lý này giống như hiện tượng thủy triều trên bề mặt Trái Đất do lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra.