Lưu ý để tránh bỏng khi nướng đồ ăn bằng cồn

Nhiều người có thói quen dùng cồn nướng đồ ăn. Tuy tiện lợi nhưng cách này cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bỏng cho những người ngồi gần. Đặc biệt trong mùa du lịch, mọi người thường mua về rồi đem tặng nhau những túi cá, mực khô. Một lọ cồn, một chiếc đĩa là có thể chế biến ra những đĩa cá, mực nướng thơm ngon, nhâm nhi cùng nhau.

Hiểm họa bỏng nặng khi nướng cồn

Khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, nhiều người phải nhập viện điều trị bỏng do dùng cồn nướng đồ ăn. Chị Nguyễn Thị L. (Hưng Yên) đi du lịch mua được túi mực nên nướng cồn cho mọi người ăn. Đang nướng, gió to nổi lên khiến chị bị lửa tạt vào. Khi ấy, tay chị đang cầm một lọ cồn khác nên toàn cơ thể trở thành ngọn đuốc sống. Dù được chồng dập lửa nhanh chóng, chị vẫn bị bỏng nặng vùng mặt và vùng cổ, thể trạng yếu.

Cũng do nướng mực bằng cồn, chị Bùi Kim Kh. (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị bỏng do lửa bám vào váy. Thêm vào đó, vì quá hoảng loạn, chị chạy khắp nhà còn người thân lại không đủ bình tĩnh dập lửa nên chị bị thương khá nặng, đặc biệt là những vùng quanh váy.


Nhiều người bị bỏng do nướng mực bằng cồn.

Cuối năm 2014, chị Lê Thị Công L. (26 tuổi, xã Hoàng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) phải nhập viện trong tình trạng bỏng tới 80% cơ thể với nhiều vết bỏng sâu, nguy hiểm. Được biết, trong lúc nướng cá bằng cồn, chị không may để rơi lọ cồn vào người. Do đừng gần bếp, lửa cồn đã bám vào khiến người chị bốc cháy.

Tai nạn do dùng cồn nướng đồ ăn không phải là hiếm gặp. Nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng bỏng nặng hơn 50% cơ thể. Bỏng cồn thường gây ra tổn thương sâu cho giác quan và đường hô hấp, nguy cơ tử vong cao. Với các vùng vận động hoặc mặt, bỏng cồn dễ để lại di chứng khiến khuôn mặt kém thẩm mỹ, khó cử động.

Nếu sử dụng cồn khô không rõ nguồn gốc, chiết xuất từ methanol thì người dùng có thể bị ngộ độc. Khi hấp thụ nhiều qua đường hô hấp, khí này gây cay mắt, nhức đầu, ở mức nặng còn ảnh hưởng đến thị giác, thần kinh,…

Cách nướng bằng cồn an toàn

Dùng cồn nướng đồ ăn không phải là phương pháp an toàn, mọi người nên hạn chế sử dụng. Chỉ cần một chút bất cẩn, tai nạn có thể xảy ra. Để giảm thiểu rủi ro, mọi người nên nướng mực ở nơi kín gió (cả gió trời lẫn gió điện), tránh nguồn điện, nguồn nhiệt. Không ngồi quá gần bếp, nhất là trẻ nhỏ, cần nướng mực qua dụng cụ dài. Nên mồi lửa bằng nến thay vì bằng giấy.

Muốn đổ thêm cồn cần đợi lửa tắt hẳn, đổ từng chút một để nhận biết tình trạng ngọn lửa. Do lửa cồn có máu trắng, nhiều người không nhìn ra ngọn lửa, việc đổ ào ạt cồn vào bếp sẽ khiến ngọn lửa bùng cao, vô cùng nguy hiểm. Sau khi dùng xong phải đợi lửa hết hẳn rồi hẵng dọn dẹp, không nên dọn bếp khi vẫn còn lửa.


Chỉ một sơ xuất nhỏ khi nướng đồ ăn bằng cồn có thể phải trả giá bằng tính mạng. (Ảnh minh họa: Internet).

Sơ cứu người bị bỏng cồn

Bỏng cồn được xếp vào dạng bỏng lửa, khi phát hiện người bị bỏng cần nhanh chóng dập lửa bằng nước lã. Tránh trường hợp hoảng loạn mà chạy quanh nhà, người thân thì không tìm cách dập lửa. Quần áo, giày dép bị cháy nên được cắt bỏ thay vì cố cởi ra. Nhanh chóng ngâm nạn nhân vào nước lạnh (16-20oC), lưu ý, sau 15-30 phút mới ngâm nước lạnh thì không có tác dụng. Dùng băng gạc chặt chỗ bỏng rồi nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế để sơ cứu kịp thời, tránh dị tật về sau.

Để tránh gây sốc hoặc nhiễm trùng vết thương, tuyệt đối không được bôi dầu, mỡ, nước mắm, rượu,… vào nạn nhân. Không làm vỡ những chỗ da phỏng nước.

Cập nhật: 31/08/2017 Theo songkhoe
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video