Lưu ý phòng và trị vết côn trùng cắn cho trẻ nhỏ

Cách xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn

Cha mẹ không nên thoa dầu, chà chanh lên vết côn trùng cắn cho bé dù vết thương nhẹ mà cần rửa sạch vết thương, lấy ngòi độc (nếu có) và thoa thuốc có thành phần kháng viêm, giảm ngứa.

Theo chuyên gia, trẻ nhỏ có nguy cơ bị côn trùng tấn công nhiều hơn người lớn, dễ tổn thương nghiêm trọng nếu điều trị sai cách. Đặc biệt trong giai đoạn giao mùa hiện nay, côn trùng sinh sôi và phát triển mạnh. Do đó, cha mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức để phòng ngừa và điều trị đúng cách cho trẻ.


Vết cắn của côn trùng thường gây ngứa, mẩn đỏ.

Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa nhi, bệnh viện Bạch Mai, cho biết trẻ nhỏ hiếu động, hay chạy nhảy, ra nhiều mồ hôi chứa acid lactic và CO2 hấp dẫn muỗi, thường chơi với vật nuôi..., nên nguy cơ bị côn trùng cắn đốt cao. Làn da của bé lại nhạy cảm, sức đề kháng yếu, dễ tổn thương bởi những biện pháp phòng và trị chưa đúng cách.

Vết cắn của côn trùng thường gây ngứa, mẩn đỏ. Tuy nhiên, nhiều mẹ cho rằng các triệu chứng này sẽ sớm chấm dứt, mà không lường đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng khác như sốt xuất huyết, sốt rét, đầu nhỏ Zika... Vậy nên không ít bà mẹ vẫn chủ quan trong việc phòng ngừa côn trùng đốt cho bé.

Cách xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn

Bác sĩ cũng lưu ý, nếu bé bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn, phụ huynh không nên thoa dầu, chà chanh... vì có thể gây kích ứng da hoặc nhiễm trùng. Thay vào đó, cần phân biệt mức độ nặng nhẹ của vết thương để xử lý phù hợp.


Các bậc phụ huynh nên quan sát, cần phân biệt mức độ nặng nhẹ của vết thương để xử lý phù hợp.

Khi trẻ bị côn trùng cắn, cha mẹ có thể xử lý theo các bước sau:

  • Bước 1: Rửa vết thương bằng nước sạch nhiều lần.
  • Bước 2: Cha mẹ dùng khăn nhúng nước lạnh đắp lên vết cắn 20 phút để giảm độ sưng, giúp bé dễ chịu hơn. Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ nên cắt ngắn móng tay của trẻ, tránh trường hợp trẻ gãi ngứa gây trầy xước da.
  • Bước 3: Nếu vết cắn trở nên sưng đỏ và gây đau cho bé, cha mẹ có thể dùng kem thoa chứa hydrocortisone (1%) hoặc bột nổi pha với 1 ít nước tạo thành dạng hồ sệt rồi đắp lên vết cắn.
  • Bước 4: Theo dõi tình trạng vết cắn trong vài ngày nếu không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.

rường hợp bé có triệu chứng nặng hơn như sốt cao, đau nhức nhiều, cần đưa bé đến cơ quan y tế để khám và điều trị kịp thời.

Phòng tránh côn trùng cắn

Cần chú ý dọn dẹp nhà cửa, dọn hết các vật dụng như: chổi, đồ gỗ cũ, thảm, vải ướt ra ngoài hoặc kê lên cao, để tránh côn trùng làm tổ. Không nên nuôi chó mèo trong nhà, vì trẻ em rất thích chó mèo.

Không nên cho trẻ em chơi nơi có nhiều đồ đạc, gạch ngói mục cũ, nơi thường có nhiều rết, bọ cạp, ong...

Cho trẻ đi chơi hoặc ra ngoài khi trời đã sáng. Khi trời đã chập tối nên cho trẻ mang những bộ quần áo tay dài, bôi thuốc chống muỗi lên da em bé.

Cập nhật: 20/03/2019 Theo VnExpress/GDTĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video