Lý giải nguyên nhân khiến bạn khó "đi cầu" mỗi khi xa nhà

Không có gì thoải mái bằng... kịp thời, nhưng vì sao mỗi lần đi du lịch cái sự thoải mái này lại khó khăn đến vậy?

Chắc hẳn nhiều bạn đồng ý rằng, không có gì thoải mái bằng việc được "giải thoát" kịp thời mỗi khi nhu cầu cấp bách ập đến. Cảm giác đó thực sự rất thăng hoa.

Và cũng chính vì thế, nhiều người có thể ngồi lì trong WC nửa tiếng đồng hồ, không phải do táo bón mà vì thoải mái quá mà thôi.


Lúc thoải mái thì ngồi "ngâm" cả tiếng trong này cũng được...

Nhưng bạn có để ý rằng mỗi khi có dịp đi du lịch như trong dịp năm mới này, cái sự thoải mái đó lại rất khó khăn? Thậm chí, đôi lúc dù có dành vài chục phút tha hồ... "rặn", thứ bạn nhận được chỉ là sự bất lực...

Vì sao "đi cầu" khi du lịch lại khó khăn đến vậy?

Thủ phạm chính là các hệ vi sinh trong ruột của chúng ta.

Hệ vi sinh (microflora) là một tập hợp của rất nhiều vi sinh vật: vi khuẩn, nấm, tảo... sống bên trong hệ tiêu hóa của chúng ta. Thường ngày, chúng hoạt động rất nhịp nhàng và hiệu quả, giúp con người tiêu hóa được thức ăn và thực hiện "nghĩa vụ" bài tiết.


Hệ vi sinh trong ruột là nguyên nhân khiến chúng ta khó đi đại tiện mỗi khi đi xa nhà.

Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng Brooke Alpert (New York, Mỹ), việc đi du lịch sẽ khiến các vi khuẩn này hoạt động chệch nhịp, gây mất cân bằng cho toàn bộ hệ vi sinh. Và hệ quả là bạn sẽ "đi cầu" khó khăn hơn rất nhiều, thậm chí có thể bị táo bón.


Không đi được thì phải làm sao?

Nhưng thứ gì đã tác động đến hệ vi sinh trong quá trình này? Theo Elizabeth Bik - nhà vi sinh vật học thuộc ĐH Stanford (Mỹ) thì hệ vi sinh trong ruột rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự căng thẳng đến từ những chuyến đi.

Thật vậy, đi du lịch có thể gây khá nhiều căng thẳng. Từ việc phải nhớ gói ghém đồ đạc cẩn thận, nhớ giờ bay chính xác, chen chúc ở những địa điểm đông người... tất cả có thể gây đủ áp lực lên hệ thần kinh, khiến cho ruột của bạn không hoạt động bình thường.

Đó là còn chưa kể đến việc nhà vệ sinh ở đó không được sạch sẽ cho lắm, khiến bạn không thể "đi" nổi.


Việc nhớ mà sắp xếp đồ như thế này cũng khá là mệt mỏi đấy.

Ngoài ra, nếu bạn chọn kỳ nghỉ ở nước ngoài, việc lệch múi giờ cũng khiến cho sự thoải mái không còn được như trước.

Đó là vì ruột của chúng ta cũng có thói quen vậy, thường hoạt động theo thời điểm trong ngày. Chính vì thế việc lệch đi múi giờ sẽ khiến ruột hoạt động chệch nhịp, gây táo bón.

Vậy phải làm gì để kéo lại sự "thoải mái" này?

Vì hệ vi sinh của mỗi người khác nhau, nên không có 1 cách chung nào cho tất cả mọi người trong chuyện này. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng Alpert khuyên rằng trong những bữa đầu tiên của chuyến du lịch nên ăn thật nhiều rau, vì chất xơ trong rau sẽ giúp hệ bài tiết của bạn hoạt động tốt hơn.

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân khiến bạn bị "táo" là tư thế ngồi đi cầu không đúng cách - ngồi bệt.


Tư thế ngồi này sẽ khiến bạn phải dùng nhiều lực hơn mà không hề hiệu quả vì ruột không thể mở hoàn toàn, gây nguy hại cho vòng cơ hậu môn.


Tư thế chuẩn phải là thế này. Ruột sẽ được mở ra hoàn toàn. Chưa kể, tư thể này còn giúp giảm áp lực xuống cho "bàn tọa" và tránh được khả năng xảy ra hiện tượng tê chân.

Bạn cũng có thể uống cafe để kích thích ruột của bạn bài tiết mạnh hơn. Theo một số nghiên cứu, cafe có thể thúc đẩy quả trình tiết ra gastrin - một loại hormone giúp ruột hoạt động mạnh hơn, kích thích chúng ta "đi cầu" nhanh hơn.

Chưa kể, một số nhà khoa học tin rằng huyết áp thấp cũng khiến bạn khó đi cầu và lúc này một tách cafe nóng sẽ giúp tim đập nhanh hơn một chút, tăng cường huyết áp.

Cập nhật: 06/01/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video