Mang cơm trưa đi làm: Sẽ là hại nếu bạn không từ bỏ những thói quen sau

Những người có thói quen mang cơm trưa đi làm chắc chắn phải chú ý những thói quen cực kì không tốt dưới đây!

Ngày càng có nhiều người mang cơm lên văn phòng để ăn trưa. Không thể phủ nhận việc này vừa giúp đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cũng như vệ sinh thực phẩm cho dân văn phòng. Tuy nhiên, có một số thói quen mà chắc chắn ai cũng có khi ăn trưa trên văn phòng thực chất lại ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ theo chiều hướng tiêu cực.

Nếu đã "cất công" chuẩn bị cơm trưa văn phòng, hãy đọc thêm và tránh những thói quen tai hại dưới đây bạn nhé!

Ăn trưa quá muộn

Theo Evelyn Tribole, tác giả của cuốn Eating on the Run (tạm dịch: ăn khi đang vội), việc cung cấp đường glucose cho não bị suy giảm trong 4 - 6 giờ kể từ lần ăn cuối cùng. Khi lượng đường glucose được cung cấp cho cơ thể thấp, việc vận hành các chức năng của cơ thể sẽ kém hơn bình thường. Lượng đường trong máu thấp ảnh hưởng đến trí nhớ, sự tập trung cũng như sự biểu hiện về tinh thần hoặc thể chất.

Bên cạnh đó, khi bị đói quá lâu, cơ thể sẽ yêu cầu bạn phải nạp một lượng lớn đồ ăn. Bạn thường sẽ ăn nhiều hơn cần thiết để nhanh chóng bù đắp cảm giác bị đói. Chính điều này sẽ làm bạn tích trữ nhiều calo hơn. Chưa kể, những người ngồi văn phòng thường ít hoạt động nhiều, từ đó có thể thấy đây phần nào chính là một tác nhân trực tiếp gây nên mỡ bụng của dân văn phòng.

Ăn trưa trong khoảng 12h - 1h là khoảng thời gian hợp lý để cơ thể có thể nạp thêm năng lượng sau một buổi sáng làm việc cũng như có đủ thời gian để nghỉ ngơi trước khi bước vào một ca làm việc mới.

Vừa ăn vừa xem máy tính


Vừa ăn vừa xem chính là tạo nguy cơ cho bệnh đau dạ dày phát triển.

Nhiều người có thói quen hay tranh thủ vừa ăn vừa làm việc trên máy tính hoặc giải trí bằng máy tính. Nếu bạn mong muốn có một bữa ăn hợp vệ sinh đúng như tiêu chí mang cơm nhà làm thì hãy dừng ngay thói quen này lại!

Có một sự thật bất ngờ là nơi làm việc của mọi người ẩn chứa nhiều vi khuẩn hơn 400 lần so với trong nhà vệ sinh, đặc biệt bàn phím máy tính thường bẩn hơn 5 lần so với bồn cầu vệ sinh. Chạm tay vào bàn phím máy tính rồi lại chạm tay vào thìa ăn cơm chính là trực tiếp đưa vi khuẩn vào cơ thể bạn đó!

Hơn nữa, khi vừa ăn vừa sử dụng máy tính, bạn sẽ không thể hoàn toàn tập trung vào việc ăn uống của mình. Khi không để ý, bạn sẽ bị ăn quá no so với nhu cầu của cơ thể, nhai không kĩ và từ đó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá của mình hay nói cách khác chính là tạo nguy cơ cho bệnh đau dạ dày.

Ăn trưa một mình

Khi ăn trưa một mình, bạn không có ai để chia sẻ, những áp lực (stress) từ đó cũng dần bị tích tụ nhiều hơn. Khi bị stress, hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng trực tiếp, hoạt động kém hiệu quả hơn. Đồ ăn được đưa vào cơ thể sẽ khó có thể được tiêu hoá, gây ảnh hưởng tới hoạt động của toàn bộ cơ thể.

Uống trà hoặc cafe ngay sau khi ăn xong

Nhiều người có thói quen "súc miệng" sau khi ăn bằng trà hoặc cafe để tỉnh táo, nhưng thực chất điều này hoàn toàn không tốt một chút nào. Khoa học đã chứng minh rằng chất caffeine có trong cafe hoặc trà gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ các dưỡng chất có từ đồ ăn như canxi, sắt... Thời điểm tốt nhất để uống trà hoặc cafe chính là khoảng 2 tiếng sau khi ăn trưa xong. Như vậy dưỡng chất trong đồ ăn cũng sẽ không bị mất đi, mà con người cũng có thể tỉnh táo hơn trong quá trình làm việc.

Ăn xong ngủ luôn

Sau khi ăn xong, cơ thể cần một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, tiêu hoá đồ ăn. Chính vì vậy cần đặc biệt tránh việc ngủ ngay sau khi ăn. Tốt nhất hãy đợi khoảng 10 - 15 phút để cơ thể nghỉ ngơi sau khi ăn xong rồi hẵng ngủ trưa.

Cập nhật: 05/08/2017 Theo kenh14
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video