Ông Ben Goertzel, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (Mỹ) cho biết: “Internet đang vận hành khá giống với trí não chúng ta. Có lẽ nó sẽ đạt tới trình độ nhận thức trong nay mai”.
Về mặt kỹ thuật, không khó nhận thấy nét tương đồng giữa bộ não người và nút mạng internet phức tạp, chẳng hạn như cả hai đều lưu giữ, xử lý, gợi lại và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, Internet không nhất thiết và cũng không thể có cùng dạng như não bộ con người, ví như, hiện nay, nó không thể tự hỏi “Ta là ai?”
Cấu trúc mạng Internet có nét tương đồng với não bộ của con người. |
Chuyên gia nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Francis Heylighten thuộc ĐH Free University, Vương quốc Bỉ, lý giải về khả năng tự nhận thức của Internet: "Mạng toàn cầu sẽ định hướng trở thành mạng lưới tự nhận thức, không ngừng hoạt động tốt hơn, có khả năng tự cải tổ và tự bổ sung kiến thức cũng như hoàn thiện các khả năng của nó. Nếu Internet vẫn chưa có khả năng nhận thức phần nào thì chúng ta có thể tác động giúp nó “thức tỉnh”, ví như yêu cầu mạng Internet phải tự giám sát và có những động thái nhất định đối với những khoảng trống kiến thức của nó."
Còn Ben Goertzel, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (Mỹ), nhận xét: "Triển vọng nhân văn này có khả năng sẽ tốt hơn nữa khi trí tuệ Internet trở nên rõ ràng, mạch lạc và có mục đích”.
Francis Heylighen đồng tình với quan điểm này, nhưng ông cũng cảnh báo về một số điều sẽ gây thất vọng: "Ngay từ đầu, có lẽ chúng ta không chú tâm tới toàn bộ những sự khác biệt”.
Vậy khi nào thì điều này diễn ra? Theo Heylighen, triển vọng này hoàn toàn phụ thuộc vào trào lưu mới đang diễn ra mạnh mẽ trên Internet, đó là sự hình thành các mạng xã hội. Dựa vào sự phát triển của công nghệ web 2.0, Heylighen nhận định, Internet sẽ đạt tới khả năng nhận thức trong vòng 10 năm tới.
Đợt cúm lợn H1N1 vừa qua, thế giới ảo chứng kiến sự nhiễu loạn thông tin trên mạng xã hội nhưng cũng trong bối cảnh đó, các cơ quan hữu quan, những thành viên có trách nhiệm đã dùng chính mạng thông tin này để trấn an dư luận, ổn định tình hình. |