Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa Pháp, Đức, Mỹ đăng tải trên tạp chí Nature (Tự nhiên), Mặt Trăng xuất hiện khoảng 95 triệu năm sau khi Hệ Mặt Trời được hình thành từ một vụ va chạm giữa các hành tinh.
Vụ va chạm giữa Trái Đất sơ khai và một vật thể có kích thước lớn như Sao Hỏa đã khiến vật thể đó đi chệch khỏi quỹ đạo và trở thành một thực thể riêng mang tên gọi ''Mặt Trăng'' ngày nay.
Ảnh: pctachmag.com
Ngoài việc tạo ra các hành tinh quay quanh Trái Đất, vụ va chạm xảy ra cách đây khoảng 4,470 tỷ năm này được coi là quyết định tới tiến trình hình thành tâm Trái Đất.
Theo những tính toán trước đây dựa trên việc phân tích một số thành phần có trong thiên thạch, vụ va chạm nói trên có thể đã xảy ra khoảng 30 triệu năm sau khi Hệ Mặt trời được hình thành và Mặt Trăng có thể xuất hiện sau đó khoảng 200 triệu năm.
Bên cạnh đó, cũng đã có rất nhiều tính toán về thời gian được đưa ra dựa trên việc nghiên cứu tỷ lệ chất phóng xạ hạt nhân nguyên tử được phát hiện trên các mẫu đá.
Nhóm các nhà khoa học của ba nước nói trên đã mô phỏng qua máy tính quá trình hình thành bụi và đá để từ đó hình thành các hành tinh chuyển động trong hệ Mặt trời, như Sao Thủy, Sao Diêm Vương, Trái đất và Sao Hỏa.
Mỗi vụ va chạm lớn đều giúp gia tăng kích thước của các hành tinh hoặc cũng có thể khiến chúng hợp nhất lại với nhau thành một đại hành tinh lớn hơn. Cụ thể, đối với trường hợp Trái Đất, vụ va chạm hình thành Mặt Trăng đánh dấu sự gia tăng kích thước cuối cùng của Trái Đất như hiện nay.