Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

5 năm trước chuyến bay đầu tiên của Concorde, một mẫu máy bay siêu thanh khác từng cất cánh. Đó là XB-70 Valkyrie, máy bay thử nghiệm do Không quân Mỹ phát triển. Chuyến bay đầu tiên của nó cách đây 60 năm vào tháng 9/1964 mở ra kỷ nguyên vàng cho máy bay siêu thanh. Máy bay này sau đó đạt tốc độ hơn 3.218km/h, nhanh hơn gần 50% so với Concorde, theo CNN.


NASA từng sử dụng nguyên mẫu tiền sản xuất của XB-70 để nghiên cứu bay tốc độ cao vào thập niên 1960. (Ảnh: NASA).

Chương trình XB-70 cũng có vấn đề riêng. Là máy bay quân sự, phương tiện trở nên lỗi thời trước cả khi triển khai. Tuổi thọ ngắn ngủi của nó bị đánh dấu bởi một tai nạn thảm khốc. Tuy nhiên, thiết kế của chiếc máy bay vẫn là một biểu tượng của bay siêu thanh.

XB-70 Valkyrie ra đời từ công cuộc cạnh tranh giữa Boeing và North American Aviation, khi đó là một hãng sản xuất hàng không vũ trụ lớn, từng được Không quân Mỹ lựa chọn vào năm 1957 để phát triển máy bay ném bom có thể chở vũ khí ở tốc độ 1.535 km/h và độ cao 18.288 m. Tuy nhiên, việc một trinh sát cơ U2 bị Liên Xô bắn hạ năm 1960 dẫn tới sự chuyển đổi từ máy bay ném bom có người lái sang tên lửa đạn đạo. Năm 1961, tổng thống Kennedy cho rằng mẫu XB-70 tiếp theo có ít khả năng xâm nhập thành công vào hàng ngũ phòng thủ của quân địch. Kết quả là mục tiêu của chương trình chuyển sang nghiên cứu bay tốc độ cao.

Mẫu XB-70 đầu tiên có biệt danh Valkyrie được triển khai ở Palmdale, California, vào ngày 11/5/1964. Với sải cánh hơn 30 m, dài 56 m và trang bị 6 động cơ turbine phản lực luồng, đây là một trong những máy bay ấn tượng nhất từng được chế tạo. Đặc trưng của phương tiện là phần đầu cánh vẫn nằm ngang ở tốc độ cận âm, nhưng gập lại khi đạt tốc độ siêu thanh để giảm lực cản. Các đặc điểm thiết kế chính như cánh hình tam giác và phần thân mỏng dài của XB-70 Valkyrie được mô phỏng theo bởi cả Concorde và bản sao từ Liên Xô của nó là Tupolev Tu-144. Tupolev Tu-144 thậm chí có cả cánh lượn phía sau buồng lái giống XB-70 giúp phi công kiểm soát tốt hơn ở tốc độ thấp.

Theo thời gian, khi có nhiều thông tin hơn, thiết kế máy bay siêu thanh chở khách trở nên tinh tế hơn như Concorde. Sau khi vai trò máy bay ném bom của Valkyrie bị loại bỏ, các nhà thiết kế nảy ra ý tưởng thay thế bằng phiên bản vận chuyển phục vụ quân sự và dân sự.

Rất khó tưởng tượng những gì hành khách trải nghiệm trên một chiếc máy bay như vậy, nhưng nó có thể khá giống Concorde, êm ái và có không gian rộng rãi giữa các hàng ghế. Do chi phí vận hành máy bay và số chỗ ngồi hạn chế, giá vé chỉ khả thi với tầng lớp giàu có và trung lưu khá giả. Điều quan trọng là phương tiện bay rất nhanh, qua lại giữa London và New York trong 2,5 giờ so với 3,5 giờ khi bay bằng Concorde.

Chương trình XB-70 bị rút ngắn bởi một tai nạn chết người vào năm 1966, trong buổi chụp ảnh do General Electric tổ chức. Chiếc Valkyries thứ hai tiên tiến hơn máy bay đầu tiên đâm vào máy bay F-104N nhỏ hơn giữa không trung, khiến hai phi công thiệt mạng và một người khác bị thương nặng. Máy bay Valkyrie bị phá hủy mới chỉ bay 46 chuyến trong khi chiếc còn lại kết thúc sự nghiệp sau 83 chuyến bay và hơn 160 giờ trong không trung. Chuyến bay cuối cùng diễn ra vào ngày 4/2/1969, để chở máy bay từ Trung tâm nghiên cứu bay Armstrong của NASA tại California tới Căn cứ không quân Wright-Patterson ở Ohio, nơi nó gia nhập bộ sưu tập ở Bảo tàng Không quân.

Cập nhật: 08/05/2024 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video