Bức ảnh X quang tia chớp với tốc độ 10 triệu khung hình/giây giúp các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về tia chớp.
Các sinh viên Viện công nghệ Florida ở Melbourne vừa chụp được bức ảnh X quang tia chớp lần đầu tiên với tốc độ 10 triệu khung hình/giây, giúp chứng minh được các giả thuyết trước đây rằng tia chớp phát ra bức xạ và hầu hết bức xạ này đều nằm ở đầu mút của tia chớp.
Máy chụp ảnh này được che chắn bởi một lớp chì và có trọng lượng khoảng 6.825 kg (1.500 pound), chụp 10 triệu ảnh lục giác trong một giây, mỗi ảnh có 30 điểm ảnh (30-pixel). Tuy hình ảnh không đạt ở độ phân giải rất cao nhưng có thể hỗ trợ cho việc nghiên cứu về bức xạ của tia chớp.
Để đảm bảo tia chớp đánh trúng vùng quan sát của máy ảnh, nhóm bắn các tên lửa vào các đám mây mưa có gắn sẵn dây kéo trở lại đến cấu trúc kim loại đặt trong tầm ngắm của máy ảnh. Dù đây là kỹ thuật tia chớp nhân tạo nhưng giáo sư Joseph Dwyer, một nghiên cứu viên của học viện đồng thời là nhà nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực này cho rằng kết quả sẽ đạt tương tự khi thực hiện trong điều kiện tự nhiên.