Máy bay chở khách trong tương lai có thể bay theo đàn như chim

Cách bay hình chữ V hoàn hảo của các loài chim truyền cảm hứng cho những kỹ sư trong dự án Airbus UpNext thử nghiệm bay theo hàng.

Cách đây một thế kỷ, các nhà khoa học hàng không nhận thấy những con chim tăng hiệu quả khí động bằng cách bay gần nhau, tận dụng luồng khí thay đổi khi mỗi cá thể đập cánh. Dựa trên hiểu biết đó, dự án UpNext của Airbus hướng tới lái hai máy bay thương mại lớn theo hàng, mô phỏng cách tiết kiệm năng lượng của loài chim.


Mô phỏng máy bay chở khách bay theo hàng để tăng hiệu quả khí động học. (Ảnh: CNN).

Với kinh nghiệm từ các chuyến bay thử nghiệm năm 2016 với mẫu Airbus A380 và máy bay phản lực chở khách thân rộng A350-900, UpNext hy vọng có thể đánh giá độ hiệu quả về mặt khí động trong khi phát triển quy trình vận hành trong chuyến bay. Đợt bay thử nghiệm đầu tiên với hai chiếc A350 bắt đầu vào tháng 3/2020. Chương trình sẽ mở rộng vào năm sau với sự tham gia của các hãng hàng không Frenchbee và SAS, cùng những nhà cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu và định vị bay đến từ Pháp, Anh và châu Âu, theo tiến sĩ Sandra Bour Schaeffer, giám đốc điều hành Airbus UpNext.

Khi bay, máy bay tạo ra luồng khí xoáy từ đuôi cánh, gọi là "wingtip vortex". Những luồng khí cực mạnh, đặc biệt do máy bay lớn sinh ra, có thể làm lật máy bay nhỏ hơn. Việc tránh nhiễu loạn là một phần trong chương trình đào tạo phi công. "Các phi công được huấn luyện để không bay vào luồng khí của máy bay đi trước", Bour Schaeffer, kỹ sư bay thử nghiệm kỳ cựu, cho biết. "Họ sẽ bay cách ra 1 - 1,8km và chếch về mé luồng khí. Ở đó không có luồng khí xoáy nữa mà chỉ có cột khí nâng đỡ máy bay".

Tận dụng lực nâng tự do từ cột khí thẳng đứng gọi là "thu hồi năng lượng thức tỉnh". Bour Schaeffer cho biết các thử nghiệm bay tiếp theo sử dụng hai chiếc A350 có thể chứng minh khả năng tiết kiệm 5 - 10% nhiên liệu trong chuyến bay đường dài.

Tương tự bồ nông, phi công lái A350 trong thử nghiệm sẽ điều khiển máy bay vào vị trí giúp tối ưu hóa tác động từ cột khí. Sau đó, hệ thống bay tự động sẽ duy trì vị trí phù hợp, giảm bớt khối lượng công việc cho phi công và đảm bảo hành trình bay êm cho hành khách bằng cách tránh nhiễu loạn.

Cập nhật: 29/09/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video