Mây khói giết người

30 năm trở lại đây trong thế kỷ 20, Mỹ, Anh, Nhật lần lượt để xảy ra những vụ khói giết người, gây tổn thất rất lớn.

Trước thập kỷ 60, thế giới cũng đã xảy ra 8 vụ tác hại lớn, trong đó mây khói chiếm 5 vụ, rất nhiều người bị tai nạn, phạm vi ảnh hưởng rất rộng. Điển hình nhất là vụ khói London (Anh) và khói hóa chất Los Angeles (Mỹ). Chúng đại diện cho 2 loại khói khác nhau. Mây khói London là khói oxy hóa - khử gây ra chủ yếu bởi hợp chất oxy sulfua. Mây khói Los Angeles là khói quang hóa chủ yếu gây ra bởi oxy già và ôzôn.

Trong một điều kiện địa lý và thời tiết nhất định, các chất ô nhiễm không khí sẽ tụ lại trong một khu vực nhất định. Vụ mây khói

Mây khói London - từ 5-8 tháng 12 năm 1952 làm chết 4000 người trong vòng 4 ngày (Ảnh: pyr.ec.gc.ca)
London đã hình thành trong trường hợp đó. London là một thành phố lớn có lịch sử hơn 2000 năm, nằm trong vùng châu thổ rộng của sông Thamesa. Từ ngày 5-8 tháng 12 năm 1952 mặt đất London không có gió, lúc bấy giờ đang là mùa đông, nhiệt độ không khí rất thấp, ẩm ướt và khí áp đè nặng trên bầu trời, làm cho London mấy ngày liền bị mây mù che phủ dày đặc không thấy ánh mặt trời. Hàng ngàn vạn ống khói vẫn nhả khói vào bầu trời, những cột khói đen đặc, nồng độ bụi khói gấp 10 lần bình thường, nồng đồ SO2 gấp 6 lần, Fe2O3 trong  khói tác dụng với CO2 trong không khí tạo ra bọt H2SO4, ngưng đọng trong bụi khói thành những đám axit. Trong 4 ngày làm chết hơn 4000 người. Hai tháng sau, liên tiếp chết theo gần 8000 người nữa. Lúc đó, người ta không biết rõ nguyên nhân nên không có biện pháp cứu chữa và phòng ngừa. Hai năm 1957 và 1962 London lại tiếp tục xảy ra vụ mây khói giết người. Chính quyền nước Anh đã so sánh 2 vụ khói năm 1952 và 1962 mới tìm ra nguyên nhân tác hại.

Khói quang hóa được hình thành trong một điều kiện khí hậu thời tiết nhất định dưới phản ứng quang hóa phức tạp của các chất ô nhiễm không khí. Nó được hình thành trong điều kiện có đủ ánh sáng, đủ nồng độ của oxit nitơ và cacbon hiđro và điều kiện địa lý, khí hậu không thuận tiện để khuyếch tán các khí ô nhiễm đó. Vụ chết người vì khói ở Los Angeles đã hội đủ 3 điều kiện trên nên đã gây ra mây quang hóa.

Los Angeles thập kỷ 40 của thế kỷ 20 có tới hơn 2,5 triệu chiếc xe, khói ô tô là nguyên nhân gây ra phản ứng quang hóa (Ảnh: bardaglea)
Los Angeles là một thành phố công nghiệp, nằm trong một lòng chảo dài 50km mặt nhìn ra biển, lưng tựa vào núi. Đầu thập kỷ 40 của thế kỷ 20, Los Angeles đã xuất hiện một loại mây khói màu lam nhạt, mấy ngày không tan làm cho người dân ở đây có những triệu chứng viêm họng, đau mắt, hắt hơi cay mũi, nhức đầu, buồn nôn. Sau một thời gian dài điều tra mãi đến năm 1951 mới phát hiện loại khói này do khói xả của ô tô. Bấy giờ ở Los Angeles có tới hơn 2,5 triệu chiếc xe, mỗi ngày tiêu hóa 16.000 lít xăng. Những chiếc ô tô này xả ra các hợp chất oxit nitơ cacbon hiđro và CO. Vì mùa hạ và đầu mùa thu ở Los Angeles ánh nắng chói chang, dưới tác dụng của ánh nắng, phản ứng quang hóa xảy ra với các chất trong khói ô tô, hình thành mây khói quang hóa với chủ yếu là O3. Loại khói này đã gây ra các triệu chứng kể trên, trường hợp bị năng sẽ làm khó thở, giảm thị lực và chân tay tê liệt. Nếu nạn nhân bị lâu có thể sẽ làm cứng động mạch và giảm chức năng sinh lý.

Hiện nay, ở những thành phố tập trung nhiều xe ô tô vẫn luôn luôn bị mây khói quang hóa đe dọa, lại thiếu biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa.

H.T (Theo Bách khoa tri thức)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video