Máy tính chỉ thông minh bằng trẻ 4 tuổi?

(khoahoc.tv) - Các nhà nghiên cứu trí tuệ tự nhiên và nhân tạo thuộc trường đại học Illinois tại Chicago (viết tắt là trường đại học UIC) đã từng kiểm tra IQ của các hệ thống trí tuệ nhân tạo hàng đầu nhằm đánh giá xem những hệ thống này thực sự “thông minh” đến mức độ nào.

Hóa ra những hệ thống này chỉ thông minh giống như một đứa trẻ khoảng 4 tuổi, các nhà khoa học đã báo cáo kết quả nghiên cứu này vào ngày 17/7 tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo của Mỹ tại Bellevue, bang Washinton.

Nhóm nghiên cứu của trường UIC đặt ConceptNet 4, một hệ thống trí tuệ nhân tạo được phát triển tại MIT (Viện Công nghệ Massachusetts), thông qua các phần của thang đo trí tuệ của các trẻ em Mầm non và Tiểu học Weschsler, một đánh giá IQ tiêu chuẩn cho các em nhỏ.

Họ nhận thấy ConceptNet 4 có IQ trung bình của một đứa trẻ. Nhưng không giống như hầu hết trẻ em, máy có điểm rất không đồng đều ở các phần của bài kiểm tra.

”Nếu một đứa trẻ có điểm số biến thiên quá nhiều, có thể đó là một dấu hiệu của bệnh tật”, Robert Sloan, giáo sư và là trưởng khoa Khoa học máy tính tại trường UIC, và là tác giả chính của nghiên cứu này cho biết.

Sloan cho biết ConceptNet 4 thực hiện rất tốt các bài kiểm tra về từ vựng và một bài kiểm tra khả năng nhận dạng các điểm tương đồng.

“Tuy nhiên ConceptNet 4 đột nhiên có kết quả kém hơn rất nhiều trên phần nhận thức – phần trả lời các câu hỏi “tại sao””, ông nói.

Một trong những vấn đề khó nhất trong việc tạo dựng một trí tuệ nhân tạo, Sloan nói, là cài đặt một chương trình máy tính có thể phát ra âm thanh và đánh giá thận trọng dựa trên một quan niệm đơn giản về một tình huống hay các sự kiện – một định nghĩa từ điển theo cách thông thường.

Lẽ tự nhiên đã lảng tránh các kỹ sư về trí tuệ nhân tạo vì nó đòi hỏi cả một bộ sưu tập các sự kiện và cái mà Sloan gọi là các sự kiện tiềm ẩn – những thứ quá hiển nhiên mà chúng ta không biết rằng chúng ta biết chúng. Một máy tính có thể biết nhiệt độ nào là nhiệt độ mà nước đóng băng, nhưng chúng ta biết rằng băng thì lạnh.

”Tất cả chúng ta đều biết một số lượng lớn các sự vật”, Sloan nói. “Khi còn bé, chúng ta vây quanh và giật mạnh các đồ vật và học được rằng các đồ vật rơi xuống. Chúng ta đã giật những đồ vật và những thứ khác và học được rằng lũ chó và mèo không thích bị túm và kéo đuôi”. Cuộc sống là một môi trường học tập vô cùng phong phú.

“Chúng ta vẫn còn ở xa để xây dựng được một chương trình trí tuệ nhân tạo có thể trả lời các câu hỏi về nhận thức tương ứng với kĩ năng của một đứa trẻ 8 tuổi”, Sloan cho biết. Ông và các đồng nghiệp hi vọng rằng nghiên cứu này sẽ giúp giới khoa học tập trung sự chú ý vào các “điểm khó” trong nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo.

Đồng tác giả của nghiên cứu này gồm giáo sư tâm lý học Stellan Ohlsson và giáo sư toán học, thống kê và khoa học máy tính Gyorgy Turan của trường Đại học UIC, sinh viên đã tốt nghiệp Aaron.

Nghiên cứu được tài trợ bởi giải thưởng số N00014-09-1-0125 từ Văn phòng Nghiên cứu Hải quân và trợ cấp số CCF-0916708 từ Quỹ khoa học quốc gia Mỹ (National Science Foundation).

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video