Menđêlêep: Dũng cảm bay vào không trung (Phần 2)

Khi tuổi đã ngoài 50 Menđêlêep vẫn giữ được nhiệt huyết đối với công việc khám phá khoa  học, ông muốn được bay lên không trung để nghiên cứu không khí lớp trên của tầng khí quyển.

Menđêlêep quyết định sẽ bay vào không trung vào ngày 19 tháng 08 năm 1887, vì ngày đó là ngày Nhật thực, một cơ hội hiếm có. Mà bay vào không trung phải chuẩn bị rất nhiều việc, khó khăn gặp phải đầu tiên là không có tiền để làm quả khí cầu. Ông tự tay thiết kế, vẽ, chế tạo lấy quả khí cầu và một dụng cụ đo khí áp thật nhạy. Phía dưới quả khinh khí cầu treo một cái giỏ lớn cho hai người ngồi. Ông Cocơrin chuyên gia hàng không điều khiển khí cầu, Menđêlêep tiến hành quan sát và nghiên cứu.

Cuối cùng thì ngày đó cũng đến. Khi mọi công việc đã chuẩn bị xong thì phát hiện ra lực nâng của khí cầu nhỏ không nâng nổi hai người lên, Menđêlêep quyết định bay một mình. Bạn bè đều khuyên ông: "Bay một mình rất nguy hiểm, đợi lần sau chuẩn bị tốt rồi sẽ tính". Menđêlêep nói: "Tôi không còn thời giờ nữa, không thể bỏ lỡ thời cơ. Mọi người có nhớ không? Nhật thực toàn phần lần trước cách đây 19 năm, nhà thiên văn học người Pháp phát hiện ra cái gì? Khi dùng kính phân tích ánh sáng nhìn thẳng lên mặt trời Nhật thực, thấy xuất hiện một vạch sáng màu vàng. Về sau mọi người đều đoán đó là nguyên tố mới, họ gọi đó là Hêli. Đến giờ tôi vẫn nghi ngờ là có tồn tại nguyên tố này không? Nếu không có lần quan sát này thì nghi ngờ của tôi không có gì để nói. Nhật thực không mấy chốc đã có, tôi không thể bỏ lỡ thời cơ được".

Co cơ rin nói với ông: "Thế thì để tôi đi, anh chưa bao giờ điều khiển khí cầu mà một mình bay thì thật nguy hiểm".

Menđêlêep cương quyết đòi đi, ông biết có rất nhiều người đang chờ chuyến bay này của ông. Menđêlêep sùng bái nhà hóa học Đantơn, cuộc đời khoa học của ông Đantơn kết thúc bằng một lần quan sát thực nghiệm khí tượng. Ông cười và nói với mọi người rằng: "Không phải lo gì cho tôi, nếu không may có chuyện gì xảy ra với tôi lúc đang bay thì tin rằng ngài Đantơn sẽ đón tôi".

Khí cầu từ từ bay lên không trung, càng bay càng cao. Ông ngồi trong giỏ treo tập trung quan sát Nhật thực, quan sát hiện tượng khí tượng. Ông nhìn thấy mặt trời đang bị nuốt đi, ông chăm chú nhìn quan dụng cụ trắc nghiệm.

Bỗng nhiên bộ phận thao tác điều khiển khí cầu có sự cố, khí cầu lúc nào cũng ở trạng thái rơi xuống. Menđêlêep quan sát tình hình sự cố, tính cách sửa chữa, rồi ông quyết định trèo lên dây treo của khí cầu.

Những người đứng dưới mặt đất nhìn Menđêlêep, từ giỏ trèo lên dây treo, ai cũng thót tim. May sao ông xử lý sự cố thành công và đã trở về vị trí. Khí cầu từ từ hạ xuống, khi Menđêlêep rời khỏi giỏ treo mọi người đều reo mừng.

Do thành công trong chuyến bay này, Học viện Hàng không khí tượng Pháp đã tặng Menđêlêep Kỷ niệm chương.

"Khi hạt giống khoa học được gieo xuống đã nảy mầm, nó sẽ đem lại hạnh phúc cho nhân dân"
-- Menđêlêep --

------------------------------------------------------------------------------------------
còn nữa
Quay trở lại phần 1 " Bảng tuần hoàn Menđêlêep ra đời",
Đón đọc Phần 3: "Menđêlêep: Dũng cảm bay vào không trung"

H.T sưu tầm
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video