MIT phát triển kính đổi màu trong thời gian cực nhanh, không cần duy trì nguồn điện

Chỉ cần một nút bấm, toàn bộ cửa kính trên xe hơi hoặc cửa sổ,... sẽ nhanh chóng chuyển đổi từ trong suốt thành hoàn toàn kính đen, từ đó ngăn bớt ánh sáng mặt trời chiếu vào làm nóng không gian bên trong mà không cần phải dùng các tấm chắn sáng hoặc kéo màng như hồi xưa. Đó chính là khả năng của hệ thống kính đổi màu mà các nhà nghiên cứu tại MIT vừa phát triển thành công.

Cách làm của họ chính là sử dụng những loại vật liệu mang tên electrochromic với khả năng thay đổi màu sắc ngay lập tứ từ trong suốt đến gằn như đen bằng cách cho dòng điện chạy qua. Tất nhiên, đây là cách làm đã được các hãng xe hơi hoặc công ty kính áp dụng từ lâu. Tuy nhiên hệ thống lần này của MIT cho phép phản ứng đổi màu diễn ra nhanh hơn và đòi hỏi ít năng lượng hơn.

Được biết những hệ thống trước đây mất tới vài phút mới có thể thay đổi sắc độ của vật liệu và có hệ thống lại không thể đạt tới màu đen theo ý muốn. Hơn nữa, những phương pháp này cần có dòng điện chạy qua liên tục để giữ cho cửa luôn được mờ đục. Còn bây giờ với công nghệ mới, cửa sổ của MIT sẽ biến thành màu đen chỉ với 1 nút bấm, duy trì sắc độ gần như đen hoàn toàn mà không cần liên tục cấp điện cho hệ thống.


Hệ thống này của MIT cho phép phản ứng đổi màu diễn ra nhanh hơn và đòi hỏi ít năng lượng hơn.

Trong một thử nghiệm nhằm kiểm chứng thời gian đáp ứng của hệ thống kính đổi màu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một loại vật liệu giống bọt biển gọi là khung kim loại hữu cơ với khả năng dẫn diện và ion một cách nhanh chóng. Khi đưa dòng điện vào, cửa sổ sẽ tích điện âm và các ion dương sẽ liên tục "tấn công" vào nhằm trung hòa điện, từ đó gây ra hiệu ứng thay đổi màu sắc. Mặt khác, họ còn trộn 2 loại hóa chất nhuộm màu cho cửa sổ thành đỏ và xanh nhằm tạo ra một màu gần như đen hoàn toàn.

Mircea Dincă, giáo sư hóa học tại MIT, người dẫn đầu dự án cho biết kỹ thuật này có thể hình dẫn tới "bước tiến về việc tiết kiệm điện năng" bởi nó giúp giảm chi phí điều hòa nhiệt độ. Ông khẳng định: "Bạn chỉ cần bật công tắc khi ánh nắng chiếu qua cửa sổ và biến nó thành màu đen". Thậm chí, ông còn tin rằng công nghệ này sẽ mở đường cho sự ra đời của những chiếc màn hình thông minh ít tiêu thụ năng lượng tương tự như màn e-ink trên Kindles. Bây giờ, mặc dù đã chứng minh tính hiệu quả của phương pháp này trong phòng thí nghiệm nhưng các nhà nghiên cứu vẫn phải tiếp tục cho thấy tính khả thi của nó trên quy mô công nghiệp ngoài đời trước khi có thể áp dụng rộng rãi.

Cập nhật: 17/08/2016 Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video