Như có câu “Đồ cổ thời thịnh, vàng thời loạn”, vàng luôn có giá trị rất cao. Vàng khác với tiền giấy, nó không hề bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, vì vậy dự trữ vàng đã trở thành mối quan tâm lớn nhất là khi thế giới có nhiều bất ổn như chiến tranh, dịch bệnh.
Hiện tại, các quốc gia và tổ chức duy nhất có trữ lượng vàng trên 1.000 tấn là Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Trung Quốc và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Có 32 quốc gia và khu vực có dự trữ vàng trên 100 tấn và 47 quốc gia có trữ lượng vàng ít hơn 10 tấn. Quốc gia càng mạnh thì càng có nhiều vàng dự trữ.
Chính vì vậy, khai thác vàng luôn được coi trọng, cả quy mô công nghiệp lẫn thủ công. Tất cả các nước trên thế giới đều kiểm soát chặt chẽ các mỏ vàng. Tuy nhiên, có một mỏ vàng ở đâu cũng có vàng, nhưng không có người khai thác vàng nào khai thác được. Đó cũng là mỏ vàng được coi là “hiu quạnh” nhất.
Mỏ vàng này tên là Kupol Gold Mine. Mỏ vàng này được phát hiện vào khoảng những năm 1940. Nó nằm sâu trong lớp băng ở phía đông Siberia (Nga).
Bị cô lập trong băng tuyết dày của miền Viễn Đông nước Nga, mỏ vàng này là một trong những nơi khó khai thác nhất trên thế giới.
Nơi tận cùng của thế giới
Nga là quốc gia có trữ lượng khoáng sản và tài nguyên năng lượng lớn nhất thế giới, nhưng vì quốc gia nằm ở vĩ độ cao, khí hậu lạnh giá quanh năm nên có rất nhiều vùng đất dường như bị cô lập trong nhiều năm, hiếm bóng dáng của con người sinh sống.
Mỏ vàng Kupol là một nơi như thế. Nằm ở phía bắc của Vòng Bắc Cực, trong khu vực tự trị Chukotka của Nga về phía đông bắc (Viễn Đông), mỏ vàng Kupol nằm cách thị trấn gần nhất cũng đến 220km. Đến được đó đã khó. Ở lại đó còn khó hơn.
Người ta phát hiện mỏ vàng Kupol từ những năm 1930. Những vỉa vàng bị chôn vùi dưới lớp băng ở vùng xa xôi này của nước Nga đã từng được khai thác bởi các tù nhân. Nhiều người đã cố gắng tiếp cận để khai thác vàng tại đây, tuy nhiên, do thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, xuống đến -50 độ C, nên họ phải từ bỏ việc đào vàng.
Gần 7 thập kỷ bị cô lập, cuối cùng nơi đây đã có bóng dáng con người.
Ngày nay con người ngày càng phụ thuộc vào vàng. Vàng vẫn là một trong những tài nguyên quý giá nhất của chúng ta. Không chỉ là trang sức thể hiện sự giàu có, vàng còn là thành phần thiết yếu trong mọi thứ - từ điện thoại thông minh đến các bộ dụng cụ chẩn đoán bệnh sốt rét và HIV mới nhất.
Điều đó có nghĩa là, dù có lạnh lẽo mức nào, dù có ở tận cùng thế giới, con người vẫn phải đi đến những "địa ngục băng giá" đó để đáp ứng nhu cầu.
Năm 2007, Tập đoàn vàng Kinross Gold của Canada đã mua toàn bộ mỏ vàng Kupol với giá 700 triệu USD và bắt đầu tiến hành khai thác bằng thiết bị chuyên dụng năm 2008.
Tính đến năm 2011, mỏ vàng Kupol đã sản xuất 2 triệu ounce vàng và hơn 20 triệu ounce bạc. Năm 2019, công ty này khai thác được 20% tổng lượng vàng trên thế giới, Mining.com cho biết. Kinross Gold hiện là chủ sở hữu 2 mỏ vàng Kupol và Dvoinoye ở Nga.
Tháng 2/2021, trên website chính thức của Kinross Gold công bố bản kế hoạch chi tiết khai thác vàng tại mỏ Kupol. Theo đó, vào khoảng năm 2025, mỏ vàng Kupol sẽ được khai thác hết.
Trước đó, người ta mất 5 năm để xây dựng khu mỏ. Kinross Gold đã thuê 1.200 công nhân, phần lớn đến từ Brazil, làm việc khai thác vàng. Chắc chắn rồi, đây là công việc khó khăn, các công nhân/nhân viên phải làm việc 12 giờ mỗi ngày trong hai tháng liên tục trước khi nghỉ hai tháng.
Con đường lát vàng
Có 2 cách để tiếp cận mỏ vàng Kupol. Một là đường hàng không (Sân bay Kupol cách nó 12 km về phía Bắc) và con đường tạm, dài 360 km, chỉ có thể đi được từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm (tháng hè để tránh nhiệt độ giảm lạnh quá mức). Con đường này còn được gọi là con đường mùa đông - lối vào đất liền duy nhất tới Kupol từ thị trấn cảng Pevek.
Kinross Gold xây dựng lại con đường này hàng năm trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 1, với việc xây dựng yêu cầu nhiệt độ từ −25 độ C trở xuống. Thiết bị, vật tư và nhiên liệu cần thiết trong những tháng mùa đông phải được đặt hàng trước 2 năm và vận chuyển đến cảng Pevek, nơi chỉ mở cửa trong 3 tháng vào mùa hè.
Năm 2008, con đường mùa đông đã phục vụ 1.944 chuyến xe tải để vận chuyển 3.000 đơn vị container, 60.000 tấn vật tư và 25.000 tấn nhiên liệu diesel.
Vào tất cả các thời điểm khác trong năm, mỏ vàng Kupol chỉ có thể đến được bằng máy bay trực thăng và máy bay cánh cố định.
Nếu như những năm 1930, con người không thể tiếp cận mỏ vàng Kupol thì tính cho đến nay (thế kỷ 21), mỏ vàng Kupol tự hào là mỏ tiên tiến bậc nhất trên thế giới. Công nhân khai thác khoảng 21 tấn vàng mỗi năm.
Để làm được điều đó, Kinross Gold đã xây dựng cơ sở vật chất cho Kupol rất đầy đủ, tạo điều kiện cho công nhân làm việc. Lương của công nhân cao hơn 25% so với mức trung bình của khu vực. Trại công nhân trị giá 40 triệu USD bao gồm một phòng tập thể dục kích thước đầy đủ, phòng thể thao, bàn bi-a, phòng âm nhạc, thư viện, phòng cầu nguyện, TV và thư viện video.
Một đường hầm kín, dài 900 mét, được mệnh danh là "Hành lang Bắc Cực", cho phép công nhân đi lại giữa trại và khu mỏ mà không phải chịu lạnh trong mùa đông.
Nhiếp ảnh gia người Nga Elena Chernyshova phóng viên Andrey Jouravlev đã dành 10 ngày tại mỏ vàng Kupol để chụp lại những hình ảnh về mỏ vàng ở tận cùng Trái Đất cũng như cuộc sống của hàng nghìn người tại nơi lạnh giá, khắc nghiệt này.
Cô nói "Toàn bộ trại công nhân giống như một căn cứ Mặt Trăng giữa khung cảnh lạnh giá", BBC cho biết.
Khám phá mỏ vàng Kupol qua bộ ảnh của Elena Chernyshova/BBC:
Con đường mùa đông - lối vào đất liền duy nhất tới Kupol từ thị trấn cảng Pevek.
Trại công nhân, nơi sinh sống của 1.200 người làm việc tại mỏ Kupol.
Được bao bọc để chống lại cái lạnh, những mũi khoan được vận chuyển đến trước đó 2 năm.
Công việc vẫn tiếp tục suốt ngày đêm nhưng chỉ có một số thợ mỏ cần xuống đất để nạp quặng và gia cố tường.
Quá trình nghiền và nấu chảy quặng bán tự động.
Tại đây, người ta trồng thêm rau củ các loại để có thức ăn tươi.
Khi tan làm, các thợ mỏ phân chia thời gian của họ giữa phòng tập thể dục, phòng xem TV, thư viện và nhà nguyện.
Phòng ngủ được cách âm chống lại tiếng ồn của khu mỏ.