Mộng du và lời giải khoa học cho hiện tượng xuất hiện ở 4% người lớn

Có nhiều người cho rằng, người bị mộng du là do "ma xui quỷ khiến" nhưng sự thật thì không phải như thế.

"Sleepwalking" - mộng du tưởng chừng như một hiện tượng không hề hiếm gặp - nhưng có người mộng du nhiều, người khác lại chưa 1 lần trải nghiệm cảm giác này. Vì sao thế nhỉ?

Chứng mộng du là tình trạng mơ ngủ không tự điều khiển được hành động của mình. Họ hoàn toàn có thể đi lại, hay hoạt động trong khi ngủ mà không biết.


Chứng mộng du là tình trạng mơ ngủ không tự điều khiển được hành động của mình.

Theo nghiên cứu gần đây của Đại học Stanford thì có 4% số người lớn đã từng trải nghiệm vô thức ấy. Số người mộng du ước tính là ngày càng gia tăng khi quá lạm dụng vào thuốc ngủ.

Thông thường, mộng du được xem là hành động vô hại. Nhưng đôi khi, chúng lại vô cùng nguy hiểm bởi người mộng du có thể làm tổn thương chính bản thân mình trong vô thức.

Điển hình phải nhắc đến một thiếu nữ người Anh đã nhảy ra khỏi cửa sổ từ phòng ngủ và rơi xuống từ độ cao 8m vào năm 2009. Kinh hoàng hơn, Kenneth Parks - một phụ nữ sống tại Toronto đã lái xe đi 23km trong khi đang ngủ và thậm chí ám sát mẹ chồng vào năm 1987.

Vậy tại sao con người lại rơi vào tình trạng đáng sợ như vậy trong giấc ngủ?

Nghiên cứu cho rằng, mộng du là kết quả của việc hình thành những cơ chế sai lệch trong hệ thần kinh.

"Mộng du" không còn là cụm từ phù hợp nhất để sử dụng trong những tình huống đó. Bởi lúc này, não của chúng ta chưa hoàn toàn chuyển sang trạng thái tỉnh táo.


Não trung gian là nơi tạo ra trí nhớ, kiềm chế cảm xúc và liên kết các hoạt động phức tạp trong vỏ não.

Não trung gian là nơi tạo ra trí nhớ, kiềm chế cảm xúc và liên kết các hoạt động phức tạp trong vỏ não. Đây cũng là nơi duy trì những hoạt động gây lầm tưởng một cách mơ hồ giữa giấc ngủ và sự tỉnh táo.

Điều này được thể hiện qua các mẫu "sóng alpha" ghi lại được khi đo điện não đồ. Đồng thời, vùng thuỳ trán trước và thuỳ thái dương không thực hiện được những chức năng đặc trưng khiến cho ta cứ mãi mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn.

Vậy "tại sao chúng ta lại kẹt trong trạng thái hỗn độn như vậy?" Liệu có thực sự tốt nếu não hoàn toàn rơi vào trạng thái hôn mê và không cho ta 1 giấc ngủ trọn vẹn?

Theo các nhà khoa học, từ hàng nghìn đời nay, tổ tiên chúng ta rất coi trọng việc lựa chọn một chỗ nghỉ ngơi an toàn và thoải mái. Họ luôn phải đề phòng những hiểm nguy rình rập khi ngủ.

Khi một người nghỉ ngơi ở một môi trường mới mà không phải nhà mình, các nhà khoa học đã phát hiện ra một điều thú vị. Đó là nửa bán cầu não của chúng ta sẽ hoạt động mạnh hơn những phần còn lại. Điều này giúp duy trì chế độ "cảnh giác", và phản ứng đối với nguy hiểm sẽ ập đến.

Khi các hoạt động đánh thức trong hệ thống viền não diễn ra, mộng du đồng thời cũng sẽ xuất hiện.


Vị trí vùng vận động trên vỏ não (motor cortex).

Những hoạt động đánh thức như vậy sẽ được duy trì ở tần suất thấp, được xem như là một đặc tính thể hiện sự thích nghi và tồn tại của muôn loài.

Theo nhà nghiên cứu giấc ngủ người Ý - Lino Nobili, trong khi ngủ, chúng ta có thể kích hoạt hệ thống vận động ở vỏ não.

Mặc dù bạn đã chìm sâu vào giấc ngủ và không "nhúc nhích", vùng này vẫn luôn trong trạng thái sẵn sàng. Nếu nguy hiểm xảy đến, thuỳ trán trước sẽ không thể hoạt động ngay lập tức để tạo ra lá chắn cho bạn bởi đây là trách nhiệm của hệ thông vận động. Chính điều này sẽ kích hoạt những cơ chế "phòng ngự" sai lệch và không cần thiết.

Cập nhật: 22/03/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video