Một con mèo đã từng làm tác giả nghiên cứu khoa học công bố hồi năm 1975

Bạn không đọc nhầm đâu! Con mèo đó tên là F.D.C Willard và nó đã cùng với một nhà khoa học khác đứng tên trong nghiên cứu vật lý mang tên "2, 3, 4 hiệu ứng trao đổi nguyên tử trong bbc 3He".

Không chỉ là một câu chuyện vui, đằng sau nó còn là bài học về lòng tự trọng của một nhà khoa học chân chính và là lời thức tỉnh cho những ai đang bỏ tiền, dùng danh tiếng và địa vị của mình để đứng tên vào kết quả nghiên cứu mặc dù toàn bộ công sức là của người khác.

Dưới đây là câu chuyện hoàn toàn có thật xảy ra vào năm 1975 và nghiên cứu này đã được bình duyệt, sau đó công bố trên tạp chí Physical Review Letters nhằm mô tả kết quả thí nghiệm khám phá tính chất của đồng vị Heli-3 tại nhiều nhiệt độ khác nhau.

Có một sự thật là để một nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí lớn, uy tín trong giới khoa học, thí dụ như Nature,... hoàn toàn không phải là điều dễ dàng. Nào ai ngờ rằng một nghiên cứu khoa học lại được đứng tên bởi một con mèo! Chuyện khôi hài ấy lại hoàn toàn có thật và người còn lại cùng đứng tên với mèo Willard là giáo sư vật lý học Jack H. Hetherington tại Đại học Michigan.

Nghiên cứu của Hetherington đã có đóng góp quan trọng tới nỗi giá trị tham chiếu của nó vẫn còn tới ngày nay. Tuy nhiên cách đây 30 năm, khi Hetherington đang nộp nghiên cứu để công bố thì một vấn đề đã xuất hiện. Hetherington hồi tưởng lại rằng: "Tôi đã nộp nghiên cứu trong tâm trạng rất tự tin và nghĩ rằng nó sẽ phù hợp để được công bố nhanh trên tạp chí Physical Review Letters. Trước khi nộp, tôi đã nhờ một đồng nghiệp đọc lại và anh ấy bảo rằng "Báo cáo tốt lắm nhưng họ sẽ trả nó về ngay lập tức".

Tại sao? Vấn đề ở chỗ là trong báo cáo, Hetherington đã dùng chữ "We" (chúng tôi) thay vì dùng chữ "I" (tôi) và các tạp chí đều có một quy định thống nhất rằng cấm dùng chữ "we" trừ nghiên cứu có sự tham gia của nhiều tác giả. Hetherington cho biết thêm: "Việc thay đổi đại từ nhân xưng là rất khó khăn bởi nó xuất hiện ở gần như khắp nghiên cứu, cả các văn bản viết tay lẫn đánh máy. Vì vậy, sau một buổi tối suy nghĩ, tôi đơn giản chỉ yêu cầu thư ký thay đổi trang bìa, thêm vào tên của con mèo xiêm mà tôi nuôi tên là Chester".

Chester là con của Willard - con mèo Hetherington từng diễn tả rằng "một trong những con mèo xiêm đực chưa triệt sản hiếm hoi tại Aspen, Colorado". Ông đã đặt tên cho con mèo là F.D.C Willard, viết tắt từ cụm từ Felis Domesticus Chester Willard. Và như chúng ta có thể thấy, báo cáo nghiên cứu đã được chấp nhận, trên đó không chỉ có tên của Hetherington mà còn có sự xuất hiện của "nhà khoa học mèo" F.D.C Willard.

Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao Hetherington không tìm một chuyên gia vật lý hạt khác cùng đứng tên với ông vốn sẽ tăng tính thuyết phục cho nghiên cứu hơn mà phải lấy tên của con mèo? Nguyên nhân đơn giản là do Hetherington không muốn chia sẻ thành công với người khác bởi ông đã tự mình làm tất cả mọi việc nghiên cứu. Có lần, Hetherington đã chia sẻ rằng ông biết một sự thật là nhiều nhà nghiên cứu đã trả tiền và dùng danh tiếng của họ để được đứng tên trong nghiên cứu, riêng ông thi không bao giờ chấp nhận chuyện đó.


Bản sao của báo cáo khoa học với chữ ký của "2 tác giả" là Hetherington và con mèo!​

Do đó, Hetherington nghĩ rằng nếu có ai đó phát hiện ra "người đồng tác giả nghiên cứu" thật ra chỉ là con mèo thì đơn giản hơn, chỉ là công bố miễn phí nghiên cứu thôi. Ông cho biết: "Trong bất cứ trường hợp nào, tối vẫn tiếp tục và làm việc đó, và nói chung là không có lỗi. Hầu hết mọi người đều nghĩ đây là một câu chuyện vui, chỉ có các biên tập viên của tạp chí, vì một vài lý do mà họ có vẻ như khó tìm được sự hài hước từ câu chuyện này".

Sau đó, 10 người bạn của Hetherington đã nhận được bản sao báo cáo khoa học, trên đó có chữ ký của ông và tất nhiên là cả dấu chân của con mèo F.D.C. Willard. Còn câu chuyện về con mèo đứng tên nghiên cứu khoa học thì vẫn được giữ bí ẩn cho tới mãi sau này, khi có một người yêu cầu được gặp nhân vật Willard tại Đại học Michigan. Hetherington kể rằng: "Một người khách đòi gặp tôi nhưng tôi không có ở đó và họ đòi gặp Willard. Khi đó mọi người cười phá lên và câu chuyện con mèo bắt đầu lan rộng".

Cập nhật: 06/07/2019 Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video