Một giờ nứt mình lột xác của nhện chân dài

Một con nhện chân dài được phát hiện trong quá trình lột xác vừa đáng sợ vừa thú vị.


Các nhà khoa học vừa ghi lại được cảnh lột xác của một con nhện thuộc bộ chân dài (Amblypygi), xuất hiện từ cách đây hơn 300 triệu năm, theo Sun.


Quá trình lột xác bắt đầu từ phần lưng, con nhện treo ngược thân và bắt đầu tách khỏi lớp vỏ cũ.


Sau khi thoát khỏi lớp vỏ cũ, con nhện cần vài ngày để phục hồi và chờ lớp vỏ mới cứng cáp hơn.


Khuôn mặt con nhện chân dài ở khoảng cách gần. Khi mới lột xác, lớp vỏ có màu trắng và rất mềm. Đây là giai đoạn nhện rất dễ bị tổn thương trước các đợt tấn công của loài săn mồi.


Quá trình lột xác thường kéo dài trong vòng một giờ.


Hiện nay, có 155 loài nhện chân dài đã được phát hiện trên thế giới. Chúng nổi bật nhờ các cặp chân dài từ 5 đến 70cm cùng bộ càng để bắt con mồi.


Bất chấp vẻ ngoài có phần đáng sợ, loài nhện này không nguy hiểm với con người, thường được mua về làm thú cưng.

Cập nhật: 13/03/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video