Một loại nhiên liệu bỗng chốc "tái sinh" trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Trong lúc toàn thế giới đang hướng đến mục tiêu giảm tối đa lượng cacbon, không ai ngờ được loại nhiên liệu gây hại cho môi trường này đột nhiên "một bước lên mây".

Giá than lại một lần nữa tăng vọt, lượng tiêu thụ than toàn cầu dự kiến sẽ trở lại mức kỷ lục đã đạt được gần 10 năm trước, vào lúc cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu vẫn tiếp diễn. Theo các nhà phân tích, trong khi nhiều người đầu tư vào các kho dự trữ than vui mừng vì giá than tăng cao, việc hạn chế lượng khí thải cacbon lại bị xem nhẹ. Việc này là do các thị trường và chính phủ tranh giành nguồn cung năng lượng truyền thống trong bối cảnh thiếu hụt do căng thẳng Nga-Ukraine.

Ngoài ra, việc giảm tốc độ đầu tư vào các cơ sở năng lượng chạy bằng than mới đã làm nguồn cung cấp than bị thắt chặt hơn, nhà phân tích cấp cao Peter O'Connor của Shaw and Partners cho biết. "Ai có thể nghĩ rằng than bẩn lại là cổ phiếu hoạt động tốt nhất trong năm tài chính vừa qua. Cho đến năm tài chính này, đây cũng là lĩnh vực hoạt động tốt nhất", O'Connor nói. "Và nhìn sang năm sắp tới, với mùa đông phương Bắc, giá khí đốt ở châu Âu và nguồn cung cấp khí đốt sẵn có, các quốc gia đang quay trở lại với than đá".

Ông phân tích: "Nguồn cung than đang khan hiếm. Tại sao? Bởi vì không ai có thể tạo ra than và các thị trường sẽ vẫn bị thắt chặt do thời tiết và Covid-19. Vì vậy, giá than sẽ ở mức cao hơn trong thời gian dài, có thể là cho tới năm 2023 dương lịch".


Giá than bắt đầu tăng sau khi căng thẳng Nga-Ukraine bắt đầu.

Giá loại than sử dụng trong nhiệt điện đã tăng khoảng 170% kể từ cuối năm ngoái, sau khi căng thẳng Nga-Ukraine bắt đầu. Ngược lại, than cốc, nguyên liệu sản xuất thép, đang có giá thấp hơn. Do các yếu tố khác nhau, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc bị kìm hãm đã khiến ngành sản xuất thép hạ nhiệt và theo đó, nhu cầu về than cốc cũng giảm.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã công bố một báo cáo mới vào hôm 3/8, cảnh báo lượng tiêu thụ than toàn cầu sẽ tăng 0,7% vào năm 2022, đạt mức kỷ lục vào năm 2013. Điều này sẽ xảy ra nếu nền kinh tế Trung Quốc phục hồi như dự kiến trong nửa cuối năm nay. "Tổng lượng than được tiêu thụ trên toàn cầu sẽ chạm mức kỷ lục được thiết lập vào năm 2013 và nhu cầu than có thể sẽ tăng hơn nữa trong năm tới, lên mức cao nhất mọi thời đại", theo Bản cập nhật Thị trường Than của IEA.

IEA cho biết: "Sự gia tăng mạnh mẽ đó đã góp phần tăng lượng phát thải CO2 hàng năm lên mức cao nhất trong lịch sử". Theo dữ liệu của IEA, lượng tiêu thụ than trên toàn thế giới đã tăng trở lại khoảng 6% vào năm 2021 khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau cú sốc của đại dịch Covid-19.

Nguyên nhân chủ yếu khiến nhu cầu than tăng liên tục là do sự thiếu hụt năng lượng khi Liên minh châu Âu quyết tâm loại bỏ khí đốt của Nga, và Nga đáp trả bằng cách cắt giảm nguồn cung cấp cho lục địa này. Do đó, tiêu thụ than ở EU dự kiến sẽ tăng 7% vào năm 2022, cao hơn mức tăng 14% của năm ngoái, IEA cho biết.

"Điều này được thúc đẩy bởi nhu cầu từ ngành điện, than đang dần thay thế cho khí đốt khi loại nhiên liệu này ngày càng thiếu hụt và trải qua những đợt tăng giá lớn", theo IEA. "Một số nước EU đang kéo dài tuổi thọ của các nhà máy than dự kiến đóng cửa, đưa các nhà máy đã đóng cửa hoạt động trở lại hoặc nâng giới hạn giờ hoạt động để giảm lượng tiêu thụ khí đốt". Đồng thời, việc tẩy chay than đá của Nga cũng gây thêm áp lực khiến giá than tăng, cơ quan này cho biết.

Các nhà phân tích hàng hóa Daniel Hynes và Soni Kumari của ANZ Research phân tích: "Điều châu Âu lo ngại nhất đã trở thành hiện thực trong tuần này sau khi Nga cắt giảm 20% công suất dòng chảy khí đốt qua đường ống Nord Stream. Lượng khí đốt dự trữ có thể không đủ để họ vượt qua mùa đông. Do khả năng nhập khẩu các nguồn cung thay thế của châu Âu bị hạn chế, khu vực này có khả năng cạnh tranh gay gắt đối với các lô hàng LNG".

Thị trường khí đốt toàn cầu, bao gồm cả châu Á - Thái Bình Dương, đang chịu một cú sốc lớn. Vào hôm 3/8, Tập đoàn thép Nippon của Nhật Bản đã ký một thỏa thuận với công ty khai thác và thương mại khổng lồ Glencore để cung cấp than với giá 375 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất mà một công ty Nhật Bản từng trả cho mặt hàng này, theo Bloomberg.

Nhìn chung, chi phí năng lượng tăng cao tiếp tục góp phần vào gia tăng lạm phát toàn cầu, buộc các ngân hàng trung ương phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản vào ngày 3/8, đây là động thái mới nhất trong một loạt các đợt tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát.

Cập nhật: 06/08/2022 nhipsongkinhte
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video