Một ngoại hành tinh chứa sự sống không còn là khoa học viễn tưởng

Trong những năm gần đây, số lượng khám phá về các hệ hành tinh mới ngày càng tăng.

Một số trong số chúng hoàn toàn có thể có sự sống, điều này sẽ thúc đẩy các siêu cường vũ trụ hay công ty tư nhân khởi động lại cuộc tìm kiếm không gian cho các dạng sống khác ngoài Trái đất.

Ngoại hành tinh 51 Pegasi b được phát hiện vào năm 1995 trong thiên hà của chúng ta. Trước thời điểm đó, con người không biết gì về những thiên thể (các vật thể tồn tại tự nhiên trong vũ trụ) tồn tại ngoài hệ hành tinh của chúng ta.


Theo các nhà thiên văn vũ trụ, một hành tinh có sự sống nằm ngoài địa cầu chúng ta không còn là điều khoa học viễn tưởng (Ảnh minh họa: National Geographic).

Thậm chí, các nhà khoa học còn không chắc có hành tinh nào ngoài Hệ Mặt trời hay không. Trong bối cảnh này, việc chúng ta tưởng tượng ra các dạng sống ngoài Trái đất chỉ là điều thuộc về khoa học viễn tưởng. Song một bất ngờ đã xảy ra, các nhà vật lý thiên văn phát hiện ra rằng, 51 Pegasi b là một hành tinh khổng lồ bị "ép" chặt vào ngôi sao của nó với quỹ đạo chỉ vỏn vẹn 4 ngày.

Đến bây giờ, con người đã khám phá trên 4.000 ngoại hành tinh, song các định luật vật lý mà những vật thể này tuân theo rất khác với các định luật mà chúng ta được biết trên Trái đất. Điển hình như một số ngoại hành tinh quay quanh ngôi sao của nó trong vài giờ hay lên đến 1 triệu năm, một số khác lại quay quanh 2 ngôi sao hoặc lang thang một mình trong vũ trụ sâu thẳm.

Hơn một nửa trong số chúng được phát hiện nhờ Kính Viễn vọng Không gian Kepler, được con người đưa lên vũ trụ vào năm 2009. Kepler được các nhà khoa học giao cho nhiệm vụ khám phá càng nhiều hành tinh càng tốt. Chiếc kính sẽ tìm kiếm những hành tinh đang quay quanh 150.000 ngôi sao trong một góc nhỏ của bầu trời - tương đương với những gì bàn tay của bạn che giấu nếu duỗi thẳng cánh tay phía trước mặt và hướng nó lên bầu trời.

Nhưng tham vọng của dự án đã vượt xa những phát hiện đơn giản. Trên hết, Kepler đã tham gia vào một sứ mệnh lớn hơn nhằm khám phá những hành tinh có thể phát triển sự sống. Khi "đôi mắt" Kepler kết thúc vào tháng 10/2018, nó đã phát hiện ra 2.662 ngoại hành tinh và ít nhất, một phần tư số hành tinh này có kích thước tương tự Trái đất và nằm trong vùng có thể sinh sống được. Những vùng này có điều kiện không quá nóng cũng không quá lạnh cho sự sống.

Tối thiểu 100 tỷ ngôi sao tồn tại trong thiên hà của chúng ta (Dải Ngân hà) và ít nhất 25 tỷ hành tinh trong số này có thể là "ngôi nhà" - nơi sự sống xuất hiện. Tuy nhiên, Dải Ngân hà chỉ là một thiên hà trong số hàng nghìn tỷ thiên hà khác trong vũ trụ sâu thẳm.

Nhờ thông tin mà kính không gian Kepler mang đến cho chúng ta, câu hỏi bây giờ không còn là có sự sống ngoài Trái đất hay không mà chính là làm thế nào để chúng ta tìm thấy nó? Sự tiết lộ của Kepler về thiên hà của chúng ta có rất nhiều hành tinh đã khơi dậy cuộc tìm kiếm sự sống trong vũ trụ. Nhiều công ty vũ trụ tư nhân đã rót hàng chục tỷ đô la Mỹ để thực hiện các chương trình quan sát, tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Tất cả nhằm một mục đích chính là tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống, dù cho bất kể chúng ở dạng sống nào trên các hành tinh khác. Sự phát triển của khoa học công nghệ, cũng như các tổ chức; chính phủ mạnh tay chi tiền cho các sứ mệnh không gian đã ngày càng thúc đẩy quá trình tìm kiếm sự sống ngoài địa cầu.

Hy vọng trong tương lai, con người sẽ có thêm những dấu hiệu tích cực liên quan đến vấn đề này, một hành tinh có những điều kiện môi trường mà con người có thể tồn tại được. Đặc biệt, trong một thế giới đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu, nhiều cảnh báo liên quan đến mất đi môi trường sống, việc đưa nhân loại lên một hành tinh khác để định cư là điều hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại trong việc nghiên cứu các ngoại hành tinh, nhiều thiên thể nằm trong vùng có thể sinh sống được rất gần với ngôi sao của chúng, điều này gây ra hiện tượng khóa hấp dẫn đối với quỹ đạo. Nó giống như Mặt trăng đối với Trái đất, chúng ta chỉ có thể quan sát được nửa sáng của ngôi sao này và vùng tối của nó hoàn toàn vẫn là một ẩn số.

Chính vì thế, nhiều quốc gia đang cố gắng gửi tàu thăm dò lên vùng tối của Mặt trăng. Mới đây, Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới thành công trong việc đưa mẫu vật từ hành tinh này và đang trên đường trở về Trái đất. Các nhà khoa học suy đoán, vùng tối của các ngoại hành tinh có thể mang một điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt và thật khó để chúng ta tưởng tượng rằng sự sống có thể phát triển ở đó, ngoại trừ ở ranh giới ở giữa hai khu vực này (vùng sáng - vùng tối).

Cập nhật: 07/06/2024 Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video