Một thế hệ nữa, châu Phi có thể tự nuôi mình

Hội nghị các nước châu Phi về tình hinh lương thực cho rằng trong khoảng một thế hệ nữa, châu Phi có thể tự nuôi sống mình và trở thành nhà xuất khẩu nông phẩm chủ yếu nhờ vào việc cải tạo cơ sở hạ tầng, cơ khí hoá và dùng cây trồng chuyền gen.

Trong một Hội nghị về Tình hình lương thực ở châu Phi vừa qua, các nhà lãnh đạo các nước trong châu lục đều thống nhất nhận định nông nghiệp trong thời gian dài vẫn là nền kinh tế chủ chốt của châu Phi.


Sau một thế hệ nữa, châu Phi có thể xuất khẩu nông sản.
(Ảnh: Internet)

Chuyên gia nông nghiệp hàng đầu, giáo sư Calestous Juma, hiện dạy tại ĐH Harvard, phát ngôn của Hội nghị cho biết "Hội nghị nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi Tồng thống châu Phi là hiện đại hoá nền kinh tế, có nghĩa là trước hết bắt tay vào hiện đại hoá nông nghiệp” “Hầu như các nước đều hướng vào kỹ thuật gen” .

Trong những năm qua, sản lượng nông phẩm thế giới tăng nhanh nhưng châu Phi vẫn trì trệ mặc dù đất đại và nguồn lao động đều phong phú. Trong 4 thập kỷ qua, sản lượng lương thực thế giới tăng 145% thì sản lượng này ở châu Phi lại giảm 10%. Trong khi 70% dân số châu Phi làm nông nghiệp thì từ năm 1990 đến nay, số người không đủ ăn đã tăng từ 100 đến 250 triệu người.

Ông Juma cũng cho biết tại Hội nghị các nước đều nhất trí mở rộng cơ sở hạ tầng , bao gồm đường xá, thuỷ lợi và các cơ sở năng lượng.

Các trang trại đều phải được cơ giới hoá, xây dựng các kho chứa và các cơ sở chế biến, đồng thời với việc áp dụng công nghệ sinh học và tạo ra các giống cây trồng chuyển gen.

Những việc làm nêu trên phải được nêu ra trong chính sách phát triển đất nước ở mức độ cao nhất và thực hiện một cách đồng bộ, mà không thể chỉ xây dựng đường xá tốt để nhập hạt giống và chở sản phẩm đi.

Trang bị kỹ thuật, cơ sở vật chất và sử dụng phân bón tại châu Phi còn thua kém nhiều so với mức bình quân trên toàn thế giới, thể hiện trên bảng sau đây (Từ trên xuống dưới: Số máy kéo trên 100 km2 - Tỷ lệ đất đai được tưới tiêu - Lượng phân bón sử dụng (kg) trên 1 hecta)

"Các Bộ trưởng giao thông không chỉ chú ý đến phát triển đường xá giữa các vùng nông thôn với nhau mà chủ yếu phải kết nối nông thôn với thành thị” – giáo sư Juma nói. Ông tin tưởng các loại cây lương thực như kê, cao lương, lú miến, sắn và khoai sọ sẽ được trồng với diện tích ngày càng lớn tại châu Phi. Ông cũng cảnh báo nông dân phải chuẩn bị đối phó và thích nghi với biến đổi khí hậu để chuyển đổi không chỉ các loại cây trồng mà cả đàn gia súc của mình.

"Các loại cây như cây mít bột (breadfruit) từ Thái Bình Dương phải được đưa vào châu Phi trồng trên diện rộng vì chúng chống lại được với biến đổi khí hậu”.

GS Juma cũng nhấn mạnh đến các loại cây biến đổi gen (viết tắt là GM) trong đó bông GM và ngô GM đã được trồng thành công ở châu Phi. Ngay từ bây giờ, phải di thực nhiều chủng loại cây khác vào lục địa này để chúng thích nghi dần với điều kiện thiên nhiên của địa phương và hướng chủ đạo vẫn là đưa vào thực tế những thành tựu của công nghệ sinh học.

George Mukkath, giám đốc chương trình Trang trại từ thiện cho châu Phi đã hoan nghênh Hội nghị này và cho rằng các nước châu Phi nên bỏ ra không dưới 10% GDP vào việc phát triển nông nghiệp. Theo ông "Đây chính là điều chúng ta đã nói đến rất nhiều năm rồi nhưng chưa có sự đồng thuận như lần này. Năng suất nông nghiệp ở châu Phi rất thấp. Nếu được đầu tư thì nông dân châu Phi hoàn toàn có khả năng sản xuất ra một sản lượng lương thực không những đủ để nuôi bản thân mình mà còn có thể xuất khẩu nữa”.

Theo VietNamNet (BBC)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video