Mũ "bong bóng cá" - Phát minh chống lại "sương mù sát thủ" của người Anh xưa

Đây là một giải pháp kỳ lạ được áp dụng để chống lại màn sương mù dày đặc cướp đi sinh mạng nhiều người ở London vào năm 1952.

Dường như đây chỉ là một cuộc thử nghiệm, không phải là một giải pháp chính thức. Dẫu vậy nó cũng khá thú vị và đem đến cho người sử dụng nhiều phen dở khóc dở cười như hạn chế trong việc ăn uống hay "cản trở" các cặp đôi hôn nhau...


Người phụ nữ này đang nhâm nhi tách trà thông qua ống hút luồn qua 1 chiếc lỗ gắn trên mặt nạ.


...hay muốn hôn thì phải nhấc mũ ra rồi tra mũ lại...

Tuy vậy, nhiều người đặt ra câu hỏi là cuộc thảm họa sương mù xưa đáng sợ thế nào mà họ lại phải đội những "chiếc mũ bong bóng cá" thế.

Chuyện kể là, vào năm 1952, sương mù, khói bụi hòa quyện vào nhau tạo nên một cuộc thảm họa bao phủ toàn bộ London. Chúng xuất hiện khắp mọi nẻo đường và gây cản trở các phương tiện đang lưu thông trên đường. Hàng loạt gia súc tại chợ Smithfield và khu vực xung quanh đó bị chết ngạt.

Đáng buồn hơn, chúng còn cướp đi sinh mạng của hơn 12.000 người trong đó hầu hết là trẻ sơ sinh, người già, những người bệnh đường hô hấp như suyễn và viêm phổi.

Được biết, nguyên nhân của lớp "sương mù sát thủ" này là quá trình hóa học kết hợp với sương mù tự nhiên như kết quả của việc đốt than... - tạo ra 1 đám mây axit giết người.

Cụ thể, chính các hạt axit sulfuric trộn lẫn với sương mù tự nhiên"kẻ giết người" thầm lặng ở London ngày ấy.

Theo giáo sư Renyi Zhang và Harold J thuộc Đại học Texas, các hạt axit sulfuric được hình thành từ lưu huỳnh dioxide có trong than đốt và khí thải của nhà máy điện cùng nhiều phương tiện khác.

Tác dụng tổng hợp của khí sulfuro trong sương và bụi trong không khí đã hình thành sương mù dày đặc này.


Sương mù dày đặc, che lấp cả ánh Mặt trời, hàng ngàn người đã gặp vấn đề về hô hấp.

Bụi chủ yếu xuất phát từ hạt bụi của khói than, các thành phần như khí sulfuro trong không khí, oxit silic, oxit nhôm có thể tạo nên những giọt sương, xúc tác khí sulfuro trong không khí, tạo phản ứng oxy hóa thành SO3, hình thành "sương mù axit sulfuric" nguy hại cho sức khỏe con người.

Lượng lớn khí độc và bụi trong sương mù axit sulfuric sau khi con người hít vào phổi sẽ bám vào tế bào phổi đồng thời dần tích tụ lại và đi vào máu, lan khắp cơ thể.

Cập nhật: 21/02/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video