Mưa sao băng đầu tiên của năm 2018 đạt cực đại vào rạng sáng 4/1

Có tên là Quadrantids, trận mưa sao băng đầu tiên của năm 2018 sẽ đạt cực đại vào đêm ngày 3, rạng sáng ngày 4/1.

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, vào lúc cực điểm, mưa sao băng Quadrantids có thể đạt tới trên 50 vệt sao băng mỗi giờ, thậm chí có lúc còn nhiều hơn.


Mưa sao băng.

Con số vệt sao băng này không hề kém so với hai mưa sao băng lớn của năm là GeminidsPerseids, nhưng Quadrantids được cho là ít sao băng dài và sáng hơn và cực điểm của nó chỉ kéo dài vài giờ thay vì suốt hai đêm như các trận mưa sao băng lớn khác. Do đó, Quadrantids được xem là một trận mưa sao băng cỡ trung bình.

Mưa sao băng Quadrantids có vùng trung tâm quanh chòm sao Bootes (Mục phu/Thợ săn gấu). Thời điểm quan sát lý tưởng nhất là khi chòm sao này lên đầy đủ vào rạng sáng 4/1, khoảng từ 2 giờ sáng trở đi.

Người quan sát cần chọn góc nhìn rộng, ít ánh sáng từ đèn đường hay đèn của các nhà cao tầng…

Có một điểm khá bất lợi cho người quan sát tại Việt Nam là trận mưa sao băng này diễn ra vào ngày 18/11 (Âm lịch), do đó, ánh trăng sẽ che mất khá nhiều sao băng. Còn tại miền Bắc, thời tiết trong những ngày này có nhiều mây mù, nên việc quan sát sẽ khó khăn. Do đó, người quan sát cần nhìn lên bầu trời, nếu thấy những ngôi sao thông thường thì mới có thể thấy được sao băng.

Cập nhật: 03/01/2018 Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video