Mưa sao băng tạo cầu lửa sáng chói ở Na Uy

Trận mưa sao băng Taurid đã tạo ra một vệt sáng lớn trên bầu trời phía tây nam Na Uy, các chuyên gia khí tượng hôm 20/11 cho biết.


Cầu lửa vụt qua bầu trời phía tây nam Na Uy. (Video: AFP)

Sao băng sáng bất thường - được gọi là cầu lửa - xuất hiện vào khoảng 19h ngày 19/11 theo giờ địa phương, tức 1h ngày 20/11 theo giờ Hà Nội.

"Nó có cường độ rất mạnh và bị đốt cháy hoàn toàn trong bầu khí quyển", Norten Bilet, nhà sáng lập mạng lưới sao băng Na Uy Norsk Meteornettverk, nói với AFP.

Khi thiên thạch bốc cháy, nó tạo ra một quả cầu lửa sáng chói trên bầu trời đêm, gây ra không ít bối rối cho người dân và cảnh sát địa phương.


Thiên thạch bốc cháy, nó tạo ra một quả cầu lửa sáng chói trên bầu trời đêm.

"Trời đột nhiên sáng nên ban đầu tôi nghĩ là có một chiếc ôtô đang rọi đèn pha, nhưng khi nhìn lên bầu trời, tôi thấy một luồng sáng lớn chiếu ngang qua với một cái đuôi dài màu xanh đằng sau nó", Per Skram (27 tuổi), một nhân chứng, nói với đài truyền hình NRK.

Cảnh sát sau đó đã liên lạc với Viện Khí tượng Na Uy, nơi các chuyên gia xác nhận đó là một "cầu lửa", thuật ngữ chỉ những vệt sao băng đạt cường độ biểu kiến -14 hoặc sáng hơn, tức là sáng hơn gấp đôi so với trăng tròn khi nhìn từ Trái Đất.

Norsk Meteornettverk cho biết hiện tượng này liên kết với trận mưa sao băng Taurid phương Bắc diễn ra từ ngày 20/10 đến 10/12. Taurid không tạo ra nhiều vệt sáng như mưa sao băng Leonid - diễn ra từ ngày 6/11 đến 30/11 - nhưng thỉnh thoảng tạo ra cầu lửa rất mạnh.

Cập nhật: 22/11/2022 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video