Mực ma cà rồng dọn sạch biển khơi

Dù có biệt danh đáng sợ, mực ma cà rồng không hề hút máu của động vật và thậm chí chúng còn giúp đại dương trở nên sạch hơn.

>>> New Zealand bắt được con mực khổng lồ

Mực ma cà rồng (Vampyroteuthis infernalis) là một thành viên trong lớp động vật chân đầu và sống ở độ sâu 550-1.100 m dưới đại dương. Chiều dài cơ thể tối đa của chúng vào khoảng 30 cm. Chúng phân bố khá rộng trong đại dương song giới khoa học biết rất ít về chúng. Người ta gọi chúng là mực ma cà rồng vì cặp mắt màu đỏ và lớp màng giữa các xúc tu của chúng. Mực ma cà rồng không cần nhiều dưỡng khí nên chúng có thể sống trong những vùng nước có nồng độ oxy thấp.


Mực ma cà rồng là loài động vật chân đầu duy nhất có quan hệ họ hàng với cả bạch tuộc và mực. Trên thực tế chúng được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1903, nhưng khi đó các nhà khoa học xếp chúng vào họ bạch tuộc.

Henk-Jan Hoving, một nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải dương Vịnh Monterey tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp theo dõi mực ma cà rồng trong phòng thí nghiệm và xem những đoạn video về hoạt động của chúng trong vịnh Monterey để tìm hiểu thêm về chúng. Những đoạn video, có tổng thời lượng 24 giờ, được quay từ năm 1992 tới năm 2012.

Họ phát hiện ra rằng mực ma cà rồng kiếm mồi bằng cách hút những thứ trôi trong tầng nước sâu - như trứng, ấu trùng, xác và các bộ phận cơ thể của những động vật biển. Mực bao bọc thức ăn bằng nước nhầy trước khi nuốt, Livescience đưa tin.

“Đây là lần đầu tiên giới khoa học tìm ra một động vật chân đầu không săn mồi sống”, Hoving phát biểu.


Những chiếc lông trên xúc tu của mực ma cà rồng tiết ra chất nhầy. Khi màng
da nối các xúc tu mở rộng, những mẩu thịt nhỏ sẽ bám vào các sợi lông.

Sau khi giải phẫu cơ thể mực ma cà rồng, nhóm nghiên cứu nhận thấy chúng không dùng lực hút để bắt mồi. Thay vào đó, lông trên xúc tu của chúng tiết ra chất nhầy.

“Khi kiếm mồi, màng da kết nối 8 chi của mực ma cà rồng sẽ mở rộng để những mảnh thịt vụn dính vào các lông trên xúc tu”, Hoving giải thích.

Dù kích thước cơ thể nhỏ song mực ma cà rồng có mắt rất lớn. Mắt chúng có đường kính trung bình 2,5cm - tương đương với mắt của một con chó cỡ to. Tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng mà mắt chúng có màu đỏ hoặc xanh dương. Màu sắc cơ thể chúng cũng thay đổi liên tục từ màu đen tới đỏ nhạt theo vị trí và điều kiện ánh sáng.

Cơ thể mực ma cà rồng gần như được bao phủ bởi các cơ quan tạo ra ánh sáng có tên photophore. Mực có thể điều khiển các cơ quan này để tạo ra những chớp sáng trong khoảng thời gian từ vài phần trăm giây cho tới nhiều phút. Chúng cũng có thể thay đổi kích thước và cường độ của các photophore.

Theo VNE, Livescience
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video