Mỹ bắt đầu sứ mệnh tìm hành tinh giống trái đất

Kính thiên văn mang sứ mệnh tìm kiếm các hành tinh có khả năng tồn tại sự sống vừa được phóng lên không gian tại một căn cứ quân sự của Mỹ. 

Kính thiên văn Kepler được phóng từ mũi Canaveral. Ảnh: Reuters.


Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sử dụng tên lửa đẩy Delta II để đưa kính thiên văn Kepler vào không gian từ căn cứ không quân mũi Canaveral, bang Florida hôm 7/3. “Đây là một sứ mệnh lịch sử chứ không đơn thuần là sứ mệnh khoa học. Kepler sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi: Liệu trái đất có phải là hành tinh duy nhất có sự sống hay không”, tiến sĩ Edward Weiler, một nhà quản lý của NASA, phát biểu.

Kepler được thiết kế để tìm kiếm những hành tinh có kích thước hay cấu tạo giống địa cầu. Ngoài ra, nó cũng tìm kiếm những ngôi sao giống mặt trời. Kể từ năm 1995, giới thiên văn phát hiện khoảng 300 hành tinh ngoài hệ mặt trời đang xoay quanh ngôi sao riêng, nhưng phần lớn trong số đó là các hành tinh lớn được hình thành từ bụi khí nên khó có khả năng nuôi dưỡng sự sống. Nhiều nhà khoa học khẳng định nếu công nghệ chế tạo kính thiên văn phát triển chúng ta còn có thể phát hiện thêm hàng nghìn hành tinh khác quay quanh sao riêng.

Kepler là kính thiên văn lớn nhất mà con người đưa vào vũ trụ. Nó sẽ bay quanh mặt trời để tìm kiếm các hành tinh đá xoay quanh một ngôi sao. Khoảng cách giữa chúng không được quá gần, vì mọi thứ trên hành tinh sẽ bị thiêu đốt bởi nhiệt từ ngôi sao. Nhưng cũng không được quá xa vì khi đó băng sẽ bao phủ bề mặt hành tinh khiến sự sống không thể tồn tại.

“Chúng tôi muốn tìm những hành tinh không quá nóng và không quá lạnh vì sự sống chỉ xuất hiện trên những hành tinh có nhiệt độ vừa phải, nơi mà nước chiếm phần lớn diện tích bề mặt”, William Borucki, một chuyên gia của NASA, cho biết. Ông ước tính phi thuyền mang kính thiên văn Kepler có thể phát hiện khoảng 50 hành tinh như vậy.

“Nếu Kepler tìm thấy chừng ấy hành tinh thì chúng ta có thể khẳng định sự sống tồn tại phổ biến trong ngân hà. Trong trường hợp nó phát hiện vài hành tinh có nhiệt độ vừa phải thì chúng ta có thể kết luận rằng những hành tinh có khả năng nuôi dưỡng sự sống như trái đất rất hiếm”, ông nhật xét. 

Trong 3 năm rưỡi bay quanh mặt trời, Kepler sẽ theo dõi hơn 100.000 ngôi sao. Ảnh: Reuters.


Trong một số hệ sao, các hành tinh di chuyển phía trước các ngôi sao nếu chúng ta nhìn từ địa cầu. Chính vì thế mà Kepler sẽ bay quanh mặt trời (chứ không phải trái đất) vì điều đó đảm bảo rằng hành tinh của chúng ta không cản tầm nhìn của kính thiên văn. Kepler có khả năng phát hiện ánh sáng mờ nhạt của các ngôi sao xa xôi và những hành tinh lướt qua trước mặt chúng. Với góc ngắm cực rộng, kính thiên văn này sẽ theo dõi độ sáng của hơn 100.000 ngôi sao trong 3 năm rưỡi.

Nếu Kepler tìm thấy một hành tinh có kích thước tương đương địa cầu và xoay quanh ngôi sao to bằng mặt trời, các nhà khoa học sẽ phải mất tới 3 năm để xác định xem nó có sự sống hay không.

"Phát hiện hành tinh có khả năng nuôi dưỡng sự sống là một chuyện, còn chứng minh rằng hành tinh ấy có sự sống lại là vấn đề khác. Muốn xác định xem sự sống có tồn tại trên một hành tinh nào đó hay không, chúng ta phải tiếp tục đưa những kính thiên văn khác lên vũ trụ. Chúng sẽ tìm kiếm các loại khí trong bầu khí quyển của các hành tinh, bởi các loại khí là nguyên liệu cần thiết cho hoạt động sinh học", chuyên gia NASA William Borucki cho biết thêm.

Theo VnExpress (BBC)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video