Mỹ bỏ lệnh cấm gây quỹ cho nghiên cứu các loại virus “chết người”

Chính phủ Liên bang Mỹ vừa gỡ bỏ lệnh yêu cầu ngừng các hoạt động gây quỹ cho những nghiên cứu nhằm tạo ra các loại virus mạnh và nguy hiểm hơn.

Ba năm trước, nước Mỹ đã áp dụng lệnh cấm này vì lo ngại, các loại mầm bệnh có thể trở nên nguy hiểm hơn qua phòng thí nghiệm, đặc biệt sau sự cố phát tán anthrax - một mầm bệnh cúm trên các loài chim, có thể gây chết người mà lỗi thuộc về những nhân viên tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh dịch (Centres for Disease Control and Prevention - CDC).


Nghiên cứu đột biến trên các mầm bệnh gây nhiều tranh cãi. (Ảnh: Fl).

Francis S.Collins - Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) - đã thông cáo về quyết định gỡ bỏ lệnh cấm hôm thứ 19/12. Ông tin những nghiên cứu về đột biến chức năng (gain of function research - GOF) trên các chủng loại virus như cúm, MERS và SARS có thể giúp con người “phát hiện, tìm hiểu và có những phương án đối phó hữu hiệu với các loại mầm bệnh - có thể phát triển rất nhanh và đe dọa cộng đồng”.

Tuy nhiên, giới khoa học cũng không hoàn toàn ủng hộ quyết định này. Một số nhà nghiên cứu lo ngại, chính sách gỡ bỏ lệnh cấm sẽ làm tăng nguy cơ những loại mầm bệnh đột biến có thể vượt quá phạm vi kiểm soát trong phòng thí nghiệm, đe dọa cộng đồng, hay bị sử dụng cho những mục đích sai trái.

Nhằm giảm bớt nguy cơ, NIH đã cho ban hành một bộ khung tiêu chuẩn, quy định việc nhận ngân quỹ phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu trên mầm bệnh, phải đi kèm với những điều khoản chặt chẽ như báo cáo đánh giá khoa học, phân tích lợi ích tiềm năng của các đề xuất, cũng như khả năng tạo lập, chuyển đổi và sử dụng các loại mầm bệnh có nguy cơ gây dịch.

Để có được ngân khoản, các nhà nghiên cứu phải chứng minh được khả năng phát triển của mầm bệnh trong điều kiện an toàn, cùng với những kế hoạch dự phòng để ứng phó với tai nạn khi đang làm thí nghiệm, hay những lỗi phát sinh và sơ hở về bảo mật.

Trao đổi với New York Times, Collins cho biết ông cùng các đồng nghiệp tin chính sách này vẫn có phần khắt khe và chưa thật sự thuyết phục. Trong khi đó, những chỉ trích lại cho rằng, dù quy định có nghiêm ngặt đến đâu thì sai phạm của con người - mắt xích yếu nhất của quá trình - vẫn không thể thay đổi được, điều này thậm chí còn nguy hiểm hơn cả những mầm bệnh mới.

Các ý kiến ủng hộ khác lại tin rằng, những nghiên cứu như vậy thường mang lại lợi ích nhiều hơn là rủi ro, đặc biệt khi chúng ta cũng không có khả năng hoàn toàn tránh khỏi nguy cơ vi khuẩn trong điều kiện tự nhiên cũng gây bùng phát dịch, dù chúng có được nghiên cứu ra từ phòng thí nghiệm hay không.

Cập nhật: 22/12/2017 Theo kHPT
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video