Nai sừng tấm trắng quý hiếm xuất hiện ở Thụy Điển

Nhiếp ảnh gia kinh ngạc khi bắt gặp nai sừng tấm có bộ lông đặc biệt do mắc đột biến gene gây thiếu sắc tố.


Nai sừng tấm trắng toát trong rừng cây ở Thụy Điển. (Ảnh: Caters/Roger Brendhagen).

Roger Brendhagen chụp ảnh nai sừng tấm có bộ lông trắng độc đáo trong rừng cây ở Varmland, Thụy Điển, Unilad hôm 23/12 đưa tin. Giới nghiên cứu ước tính có khoảng 30 con nai sừng tấm với đột biến này sống ở Varmland.

"Tôi đã thấy hàng nghìn con nai sừng tấm nhưng khi gặp con vật trắng toát này trong rừng cây Thụy Điển, tôi gần như không còn cảm nhận được gì khác. May mắn là tôi vẫn giữ được máy ảnh", Brendhagen chia sẻ.

Nai sừng tấm trắng đầu tiên xuất hiện ở miền tây Varmland những năm 1930. Chúng không mắc bạch tạng mà có một khiếm khuyết trong mã gene gây thiếu sắc tố. Tình trạng này được gọi là leucism. Chúng có thể có lông sáng hơn, trắng một phần hoặc toàn bộ. Tuy nhiên, mắt và móng vẫn có màu sắc bình thường trong hầu hết các trường hợp, khác với bạch tạng. Những con nai sừng tấm trắng tương tự cũng từng xuất hiện ở Alaska và Canada.

Nai sừng tấm (Alces alces) là loài ăn cỏ sinh sống chủ yếu ở Bắc Mỹ và lục địa Á-Âu. Ngoài tự nhiên, tuổi thọ trung bình của chúng là 15-20 năm. Nai sừng tấm trưởng thành cao 1,5-2 m tính đến vai, nặng hơn 800 kg. Chúng có kích thước lớn nhất trong các loài nai.

Cập nhật: 25/12/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video