Năm 2007: CNTT - Viễn thông sẽ phát triển mạnh

Tết đến, Xuân về, cũng như những lĩnh vực khác, những người làm công nghệ thông tin - viễn thông (CNTT-VT) lại có dịp nhìn lại những thành công và tồn tại của ngành trong một năm qua. Phóng viên VnMedia đã phỏng vấn các chuyên gia viễn thông, CNTT đang làm việc tại cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp (DN) và lấy ý kiến của những đối tác nước ngoài vốn rất quan tâm tới sự phát triển của CNTT-VT Việt Nam.

Năm 2006 được đánh giá là một năm thành công của ngành CNTT-VT Việt Nam. Ông có nghĩ như vậy?

Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Trần Đức Lai:

Đúng vậy. Năm 2006, lĩnh vực CNTT-VT của Việt Nam phát triển rất tốt, rất khả quan.

Đối với lĩnh vực viễn thông, với chính sách đi thẳng vào công nghệ hiện đại, thúc đẩy cạnh tranh tăng cường hợp tác để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển, viễn thông năm nay có sự phát triển vượt bậc. Đây là năm đầu tiên Việt Nam đạt kỷ lục số thuê bao điện thoại phát triển trong một năm đạt 10 triệu máy. Một sự phát triển cực kỳ đặc biệt.

Thứ hai đó là các loại hình dịch vụ được đa dạng hoá phục vụ, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng thông tin đã được đầu tư hiện đại để có được một loạt các dịch vụ mới ra đời chứng minh sự hội tụ về công nghệ. Năm nay, một sự kiện cũng rất nổi bật đó là đã đưa được dịch vụ truyền hình lên di động. Ngoài ra, Bộ cũng đã cho phép 4 DN viễn thông cung cấp thử nghiệm dịch vụ Wimax cố định. Theo đánh giá đây cũng là dịch vụ rất tiềm năng phát triển trong những năm tới.

Vấn đề đầu tư trong năm nay cũng rất khả quan. Các thành phần kinh tế trong nước cùng các nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia vào thị trường CNTT-VT của Việt Nam rất tốt. Sự kiện lớn nhất phải kể tới đó là đầu tư của Intel vào Việt Nam ban đầu là mức 650 triệu USD sau đó tăng lên 1 tỷ USD đây là sự hứa hẹn rất tốt cho phát triển công nghiệp CNTT Việt Nam sắp tới. Ngoài ra, nhiều các hãng viễn thông lớn cũng đang vào thăm dò, đàm phán với các đối tác của Việt Nam. Hy vọng rằng với đà này, năm 2007, đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực CNTT-VT sẽ rất mạnh.

Phó Tổng giám đốc VNPT Lâm Hoàng Vinh:

Năm 2006 là một năm có bước ngoặt không chỉ của Bưu chính, Viễn thông (BCVT) và CNTT mà cả đối với nền kinh tế của Việt Nam khi chúng ta đã trở thành thành viên của WTO. Điều này đã được thể hiện rất rõ ở 10 sự kiện BCVT và CNTT năm 2006 mà Bộ BCVT đã công bố. Năm qua, trong lĩnh vực viễn thông, cùng với cố định, thị trường thông tin di động Việt Nam đã phát triển mạnh, và chắc chắn nhu cầu trong những năm tới vẫn lớn.

Ngài Jean-Pirre Achouche - Giám đốc France Telecom tại Việt Nam:

Từ khi France Telecom chính thức vào Việt Nam với mốc đánh dấu chúng tôi ký kết một hợp đồng BCC đầu tiên với VNPT cách đây 8 năm, so với bây giờ, thị trường viễn thông Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Đó là sự phát triển đáng kinh ngạc của lĩnh vực thông tin di động.

Năm 2006, thị trường thông tin di động của Việt Nam đã có sự bùng nổ với số lượng thuê bao tăng gấp đôi trong thời gian qua. Đây là một sự phát triển rất ấn tượng với tốc độ được đánh giá hàng đầu trên thế giới.

Ngoài ra, thị trường Viễn thông Việt Nam còn có sự tăng trưởng mạnh trong các lĩnh vực điện thoại cố định và Internet. Theo tôi, trong một vài năm tới các dịch vụ Internet băng rộng sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam.

Để những thành công ấn tượng này sẽ tiếp tục được phát huy trong năm 2007, chính sách phát triển của Nhà nước và DN sẽ như thế nào?

Thứ trưởng Trần Đức Lai:

Trong thời gian 2005, 2006 chúng tôi cũng đã dần hoàn thiện tương đối đồng bộ hệ thống quy phạm pháp luật tạo đà cho năm 2007 và 2008 thị trường sẽ tiếp tục phát triển mạnh.

Kế hoạch cho năm 2007 chúng tôi đã đề ra: Tốc độ tăng trưởng sẽ phải duy trì ít nhất cũng bằng năm 2006. Để làm được điều này, đầu tiên Bộ quyết tâm chỉ đạo đó là sẽ có một hội nghị với các DN để làm sao phát huy hơn nữa nội lực, tạo đà phát triển cho năm 2007.

Chủ trương của Bộ là đến quý II/2007, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng X đề ra cho ngành đến năm 2010 sẽ phải được hoàn thành trong đó có chỉ tiêu phát triển điện thoại.

Điều này nhằm bắt kịp chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, mà còn nói lên thị trường viễn thông Việt Nam vẫn rất tiềm năng.

Phó Tổng Giám đốc Lâm Hoàng Vinh:

Trong năm 2007 chúng tôi đã chỉ đạo phải tập trung tiếp tục đầu tư hạ tầng mạng lưới, đáp ứng tôi đa nhu cầu của người dân về phát triển mới cũng như chất lượng đối với tất cả các dịch vụ viễn thông. Đặc biệt đối với lĩnh vực di động, năm tới sẽ là năm mà chúng tôi sẽ không chỉ đạo khuyến mãi nhiều mà chú trọng nhất tới chất lượng và đa dạng hoá loại hình dịch vụ giá trị gia tăng di động.

Ngài Jean-Pirre Achouche:

Tôi tin tưởng thị trường viễn thông Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2007 này. Tôi biết các DN viễn thông Việt Nam đã có những định hướng phát triển rất quan trọng chẳng hạn như VNPT/VDC trong lĩnh vực dịch vụ Internet băng rộng...

Lĩnh vực thông tin di động cũng vậy, chúng tôi đã rất ấn tượng với sự phát triển của năm 2006 và France Telecom đang rất nỗ lực để có thể trở thành một đối tác chiến lược với các công ty di động khi họ cổ phần để có thể đóng góp vào sự phát triển rất mạnh mẽ của thị trường này.

Thuỷ Nguyên

Theo VnMedia
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video