Nam Định: Ba năm mực nước biển dâng 20cm

Kể từ năm 2005 cho đến nay, mực nước biển tại khu du lịch thị trấn Quất Lâm (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đã dâng cao thêm 20cm. Theo các nhà khoa học, đây là biểu hiện sâu xa có liên quan tới vấn đề biến đổi khí hậu.

Trong hai ngày 28 và 29/2, trong khuôn khổ hội thảo "Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam", hơn 100 đại biểu và các nhà khoa học đại diện cho các bộ, các ngành và các sở TN-MT và Sở NN&PTNT đã có chuyến đi thực địa tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Giao Thủy là một huyện ven biển của tỉnh Nam Định nằm ở hữu ngạn sông Hồng, có diện tích đất tự nhiên hơn 203 nghìn ha được bao bọc bởi sông và biển với hơn 31 nghìn km bờ biển, 11,4 km sông Hồng, 15 km sông Sò. Theo ông Nguyễn Văn Đồng - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam Định, kể từ cơn bão số 5 năm 2005, tại khu vực bờ biển Bạch Long - Giao Thủy và khu du lịch thị trấn Quất Lâm mực nước biển đã dâng lên 20 cm.

Trước năm 2005, mực nước biển hầu như không tăng lên, thế nhưng từ năm 2005, biểu mực nước biển dâng đã bộc lộ một cách rõ rệt. Số liệu này được Công ty Khai thác công trình thủy lợi của huyện và Trung tâm Khí tượng thủy văn của tỉnh Nam Định đo đạc và ghi nhận.

Mỗi lần thủy triều lên, mực nước biển tràn qua bờ đê này vào đường khu du lịch. Năm 2007, chính quyền địa phương đã đầu tư gia cố thêm 50cm ngăn mực nước biển tràn vào khu du lịch thị trấn Quất Lâm (Ảnh: Ng. Huyền)

Đặc biệt, mỗi lần thủy triều lên, mực nước dâng cao tràn qua đường khu du lịch ở thị trấn Quất Lâm này. Do vậy, chính quyền địa phương đã phải tổ chức tôn cao đường trong khu du lịch thị trấn Quất Lâm từ 20 - 50 cm và xây dựng bờ chắn sóng.

Hậu quả của mực nước dâng cao 20 cm đã phá hủy toàn bộ môi trường và cây cối trong khu vực, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, du lịch và môi trường của huyện.

Qua nghiên cứu thực tế chính quyền huyện buộc phải đầu tư, nâng cao các cao trình của tuyến đường và các công trình xây dựng phục vụ cho phát triển du lịch của thị trấn. Trong các năm 2005 và 2006, tỉnh đã đầu tư cho Giao Thủy nâng cấp gần 6km đê biển kiên cố hóa đê. Năm 2008, Chính phủ đã đầu tư cho Giao Thủy hơn 100 tỷ đồng để khắc phục đoạn đê sung yếu. Số tiền này chỉ đáp ứng được một phần, hiện đang tiếp tục đề xuất với tỉnh và Trung Ương cấp kinh phí kiên cố hóa cho toàn hệ thống đê biển của huyện.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Ngọc Sinh - Chủ tịch Hội Bảo vệ Hội thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, trưởng ban tổ chức hội thảo "Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam" cho biết, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường VN đã chọn xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định làm nơi minh chứng cho tác động có liên quan vấn đề biến đổi khí hậu. Đây là nơi hội tụ các điều kiện thiên nhiên để người dân sinh sống bằng các nghề nông nghiệp, ngư nghiệp, trồng rừng, làm muối. Đồng thời, đây cũng là nơi có Vườn quốc gia Giao Thủy. Sau những cơn bão dồn dập từ năm 2005 và những năm gần đây, nơi đây có những biểu hiện chịu tác động bởi nguyên nhân sâu xa từ vấn đề biến đổi khí hậu...

Theo PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Chủ nhiệm bộ môn quản lý môi trường, Trường ĐH quốc gia Hà Nội, trước đây khu du lịch thị trấn Quất Lâm là rừng phi lao. Do quá trình phát triển du lịch, địa phương đã thay thế rừng phi lao bằng khách sạn ngay gần sát biển. Do vậy, họ đã phơi sản nghiệp của mình ra trước nguy cơ của tự nhiên. Khi bão lũ bất thường xảy ra, khu vực này khó có thể chống đỡ được.

Ngọc Huyền

Theo Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video