Não chú ý theo hai cách

Phát hiện một con gấu trong rừng, não của bạn "la lên" chú ý!. Nhưng đó là vùng não khác hẳn với khi bạn nghiên cứu những con gấu trong vườn thú.

Nghiên cứu mới đây cho thấy bạn dùng hai vùng não khác nhau: một để chú ý có chủ định, và một là chú ý kiểu phân tâm. Phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học phát triển những cách trị liệu tốt hơn cho những người bị rối loạn tập trung.

Về cơ bản, não có hai cách chú ý: "từ trên xuống" hay chú ý có chủ định, chẳng hạn như khi bạn đọc sách, và "từ dưới lên" hay chú ý vô thức trước những thông tin cảm giác, chẳng hạn như những tiếng ồn lớn, màu sắc rực rỡ hay các động vật đe dọa.

Các nhà khoa học đã biết rằng việc chú ý cần huy động nhiều vùng não khác nhau, song không biết bằng cách nào, bởi cho đến nay người ta mới chỉ kiểm tra một vùng não một lúc.

Earl Miller, một nhà khoa học thần kinh tại Viện công nghệ Massachusetts, Mỹ đã gắn các điện cực không gây đau lên những con khỉ để theo dõi bằng cách nào hai vùng não cơ bản này tương tác với nhau khi não nhảy từ dạng chú ý này sang dạng khác.

Lũ khỉ được huấn luyện để thực hiện các bài kiểm tra chú ý trên một màn hình video, với phần thưởng là một cốc nước quả. Đôi lần chúng phải tập trung, chọn ra những hình chữ nhật đỏ nghiêng sang trái từ một nhóm các hình chữ nhật đỏ, tương tự như cách não người chọn ra một khuôn mặt bạn bè trong đám đông. Những lần khác các hình chữ nhật sáng rực - để phân tâm sự chú ý - loé lên trên màn hình trước mặt khỉ.


(Ảnh: China Daily)

Khi con khỉ tình nguyện chú ý, vỏ não trước sẽ hoạt động. Nhưng khi có điều gì đó phân tâm sự chú ý của nó, tín hiệu sẽ phát ra từ vùng vỏ não đỉnh, hướng về lưng não.

Hoạt động điện trong hai vùng này bắt đầu thay đổi theo nhịp điệu khi chúng chú ý với mỗi thứ. Nhưng là ở những tần số khác nhau, gần giống với việc dừng lại ở các điểm khác nhau trên một dải tần số radio.

Chú ý chủ định liên quan đến các hoạt động neuron tần số thấp, trong khi chú ý phân tâm xảy ra ở tần số cao hơn.

Miller kết luận, các nhà khoa học một ngày nào đó có thể tìm ra một giải pháp để làm tăng hoặc giảm âm lượng nhằm tăng sự chú ý.

T. An

Theo Discovery, Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video