NASA cho hay: Vành đai sao Thổ sẽ "biến mất" vào năm 2025

Theo các nhà khoa học, thời gian để con người có thể nhìn ngắm các vành đai sao Thổ rõ nét chỉ còn khoảng 18 tháng trước khi chúng trở nên "vô hình".

Daily Mail dẫn thông báo của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, các nhà khoa học và những người yêu thích thiên văn học chỉ còn 18 tháng để quan sát các vành đai của sao Thổ trước khi chúng trở nên "vô hình" vào năm 2025.

Ở thời điểm sự kiện này diễn ra, quỹ đạo của sao Thổ sẽ nghiêng về phía Trái đất khiến việc quan sát các vành đai của hành tinh này không còn rõ ràng như trước do góc nhìn chính diện.

Các vành đai của sao Thổ là những cấu trúc khổng lồ có nơi kéo dài từ 70.000 đến 140.000km. Tuy nhiên vành đai này khá mỏng chỉ dày khoảng 10m ở một số điểm. Do đó khi quan sát sao Thổ một cách chính diện chúng gần như biến mất khi khoảng cách giữa hai hành tinh lên đến 1,2 tỷ km.


18 tháng tới là cơ hội cuối cùng để nhìn thấy các vành đai của sao Thổ trước khi chúng biến mất khỏi tầm nhìn do độ nghiêng của hành tinh này. (Ảnh: Daily Mail).

Do quỹ đạo nghiêng theo chu kỳ 29 năm, sao Thổ sẽ di chuyển ra xa Mặt Trời hơn trong suốt chu kỳ này.

Cũng với chu kỳ này, chúng ta có thể quan sát lại vành đai của sao Thổ một cách đầy đủ sau từ 13,7 đến 15,7 năm khi hành tinh này nghiêng trở lại trong một thời gian ngắn.

Như hiện tại, các vành đai của sao Thổ nghiêng xuống phía Trái đất một góc 9 độ và đến năm 2024 góc đó sẽ giảm xuống chỉ còn 3,7 độ.

Lần cuối cùng sự kiện thiên văn hiếm hoi này xảy ra là vào tháng 9/2009 và trước đó là vào tháng 2/1996.

Các nhà thiên văn học sẽ không có cơ hội quan sát sao Thổ từ góc nghiêng như hiện tại cho đến tháng 10/2038. Bù lại các nhà khoa học có thể quan sát một số mặt trăng trong tổng số 156 mặt trăng của hành tinh này.

Trái đất đi qua góc nhìn có thể khiến không thể nhìn thấy các vành đai của sao Thổ, nhưng các nhà thiên văn học cho biết đây sẽ là thời điểm tuyệt vời để quan sát một số trong số 156 mặt trăng của hành tinh này.

Vành đai của sao Thổ chủ yếu bao gồm băng, một tỉ lệ nhỏ bụi đá được tạo ra trong không gian do các mảnh vỡ của tiểu hành tinh và các vi thiên thạch va chạm nhau.

Hiện tại các nhà khoa học tin rằng các vành đai được hình thành từ phần còn lại của sao chổi, tiểu hành tinh và mặt trăng bị xé nát bởi lực hấp dẫn cực mạnh của sao Thổ.

Thời điểm chính xác vành đai này được hình thành vẫn là chủ đề tranh luận giữa các nhà thiên văn học với các lý thuyết cạnh tranh cho thấy chúng già như hệ mặt trời hoặc tương đối trẻ.

Mặc dù sự biến mất của các vành đai sao Thổ lần này chỉ là tạm thời nhưng các nhà khoa học cảnh báo rằng một ngày nào đó các vành đai này có thể biến mất vĩnh viễn.

Tàu thăm dò Cassini của NASA, đã bay qua các vành đai của sao Thổ 22 lần trước khi nó lao xuống hành tinh này vào năm 2017, phát hiện ra rằng các vành đai đang biến mất dần với tốc độ cực nhanh. Tàu Cassini phát hiện ra rằng các vành đai đang mất đi khoảng từ 400kg đến 2,8 tấn khối lượng/giây.

Tiến sĩ James O'Donoghue, một nhà khoa học hành tinh tại Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản cho biết giới thiên văn học vẫn đang cố gắng tìm hiểu chính xác tốc độ vành đai sao Thổ bị xói mòn theo thời gian.

Trong một hiện tượng được gọi là "mưa vòng", bức xạ từ Mặt trời khiến các hạt trong khí quyển tích điện.

Ngược lại, điều này làm cho các hạt liên kết với khí trong bầu khí quyển của sao Thổ và bị lực hấp dẫn của hành tinh kéo ra khỏi các vành đai.

Tiến sĩ O'Donoghue nói thêm: “Hiện tại, nghiên cứu cho thấy các vành đai sẽ chỉ là một phần của sao Thổ trong vài trăm triệu năm nữa”.

Cập nhật: 07/11/2023 VTC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video