Nhờ đài quan sát quỹ đạo được gọi là WISE, các nhà khoa học của NASA đã bắt được sóng xung kích gây ra bởi một ngôi sao đang "chạy trốn" trong vũ trụ với vận tốc lên tới 54.000 dặm/giờ xuyên qua đám mây bụi và khí.
Zeta bị che phủ bởi mây và khí bụi
Các nhà thiên văn học tin rằng ngôi sao đang "bỏ chạy" là Zeta thuộc chòm sao Ophiuchus. Nó được biết đến là một ngôi sao lớn màu xanh và rất nóng. Nó sáng hơn Mặt trời tới 65.000 lần và lớn gấp 20 lần kích thước của Mặt trời.
Zeta nằm cách Trái Đất 458 năm ánh sáng và có thể sẽ được quan sát thấy trên bầu trời đêm nếu quanh nó không có khí và bụi bao phủ. Tuy nhiên, một bạn đồng hành của nó đã phát nổ (sao chết) và sức mạnh của vụ nổ đã đẩy Zeta vào sâu trong không gian trông giống như nó đang bỏ chạy.
Tuy nhiên, theo tính toán của các nhà khoa học, ngôi sao 8 triệu năm tuổi này có tuổi thọ ngắn hơn so với Mặt trời của chúng ta, ngôi sao dự kiến sẽ sống tới 10 tỷ năm. Và giống như những đồng loại khác của mình, khi chết nó sẽ nổ tung trong vũ trụ.