NASA chụp được những hình ảnh tuyệt đẹp đầu tiên về bề mặt sao Kim

Những hình ảnh tuyệt đẹp do Tàu thăm dò Mặt trời Parker của NASA chụp lại đã mang lại cái nhìn thấy đầu tiên về bề mặt nóng đỏ của sao Kim, hé lộ các lục địa, đồng bằng và cao nguyên trên thế giới núi lửa khắc nghiệt. Những hình ảnh có thể nắm giữ manh mối về quá khứ bí ẩn của sao Kim.

Quan sát bên dưới những đám mây sao Kim dày đặc và độc hại bằng thiết bị chụp ảnh trường rộng Parker Solar Probe (WISPR), các nhà khoa học NASA đã phát hiện ra một loạt các khối địa chất sáng lên trong ánh sáng yếu ớt của bề mặt ban đêm của sao Kim, cùng với một vầng hào quang phát quang của oxy trong bầu khí quyển của hành tinh này.

Những hình ảnh đột phá, được chụp trong chuyến bay thứ tư của Tàu thăm dò mặt trời Parker tới sao Kim trên đường tới Mặt trời, sẽ cung cấp cho các nhà khoa học những hiểu biết có giá trị về địa chất và khoáng chất của hành tinh nóng thiêu đốt này, đồng thời họ có thể tiết lộ thêm vì sao sao Kim trở nên khắc nghiệt như vậy trong khi sự sống trên Trái đất phát triển mạnh mẽ .

Các nhà khoa học NASA đã công bố phân tích mới này vào ngày 9/2 trên tạp chí Geophysical Research Letters.


Các bề mặt của sao Kim được tàu thăm dò Parker của NASA chụp lại.

"Sao Kim là vật sáng thứ ba trên bầu trời, nhưng cho đến gần đây chúng ta vẫn chưa có nhiều thông tin về bề mặt của nó vì tầm nhìn về nó bị chặn bởi một bầu khí quyển dày. Bây giờ, chúng ta cuối cùng cũng được nhìn thấy bề mặt có bước sóng khả kiến ​​lần đầu tiên từ không gian", tác giả chính của nghiên cứu Brian Wood, một nhà vật lý tại Hải quân, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu ở Washington, cho biết.

Bề mặt của sao Kim đã từng được chụp trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên nó được chụp trong ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy được. Do hành tinh này vốn bị bao phủ bởi một lớp vỏ độc hại dày đặc axit sulfuric và carbon dioxide, ngăn hầu hết ánh sáng thoát ra ngoài.

Dụng cụ WISPR của Parker Probe vốn được chế tạo để nghiên cứu bầu khí quyển của Mặt trời và gió Mặt trời, nhưng độ nhạy của nó cho phép nó bắt được ánh sáng mờ nhạt của hành tinh này.

Vào ban ngày, ánh sáng đỏ của sao Kim bị át đi bởi ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, việc bay vào ban đêm đã cho phép tàu thăm dò nhận ra ánh sáng dịu nhẹ của hành tinh này và các đặc điểm địa lý tuyệt đẹp trên bề mặt của nó.

Khi WISPR phát hiện các bước sóng giữa quang phổ nhìn thấy và hồng ngoại, nó cũng cho phép các nhà khoa học ước tính nhiệt độ bề mặt của sao Kim. Nó nóng khoảng 462 độ C và là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta, kể cả vào ban đêm.

Wood cho biết: “Bề mặt của sao Kim, ngay cả khi ở bên đêm, là khoảng 860 độ C. Nóng đến nỗi bề mặt đá của sao Kim phát sáng, giống như một cục sắt được kéo ra từ lò rèn".

Các nhà khoa học không biết liệu sao Kim có luôn cằn cỗi như ngày nay hay không và các nghiên cứu trước đây cho rằng hành tinh này có thể chứa nước và thậm chí là sự sống trước khi nó bị sương mù khí nhà kính bao trùm.

Tàu thăm dò Parker của NASA sẽ tiếp tục thăm dò sao Kim vào tháng 11/2024. Các sứ mệnh Veritas và Da Vinci của NASA sẽ mở rộng kiến ​​thức của cơ quan vũ trụ Mỹ về bề mặt hành tinh này bằng cách gửi một tàu quỹ đạo và một tàu thăm dò khí quyển đến hành tinh này.

Các sứ mệnh này dự kiến ​​sẽ khởi động vào khoảng giữa năm 2028 và năm 2030. Cơ quan Vũ trụ châu Âu cũng sẽ gửi tàu quỹ đạo của riêng mình, EnVision, để quét bề mặt hành tinh.

Các dự án này có thể sẽ mở ra những bí mật về quá khứ của sao Kim, và thậm chí có thể là một lời cảnh báo rùng mình cho một trong những tương lai có thể xảy ra trên Trái đất.

Cập nhật: 16/02/2022 Theo Tiền Phong
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video